Trong xu thế toàn cầu hiện nay, ngày càng có nhiều thiên tai, gây ra nhiều thiệt hại cho con người và môi trường. Theo các nhà khoa học, tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Trong 2 năm qua, nhiều bằng chứng cho thấy hành tinh này đang tiến gần đến “điểm giới hạn” trong hệ thống trái đất. Dẫn đến tỷ lệ trầm cảm, tự tử và bệnh tật ngày càng gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi đây là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21. Điệp khúc “ Chờ đợi là chính” khiến người dân tìm đến nhiều hơn ở Phòng khám tư nhân. Không chỉ vậy, người Việt Nam lại có xu hướng lựa chọn khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa do người nước ngoài khám, chữa bệnh. Đây là một tâm lý chung của người dân. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập phòng khám đa khoa ngày càng nhiều hơn tại Việt Nam. Để có thể thành lập phòng khám đa khoa tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cơ sở pháp lý của giấy phép phòng khám
Phòng khám chuyên khoa được thành lập và hoạt động dưới hệ thống cơ sở pháp lý:
- Luật Khám chữa bệnh năm 2009;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh.
2. Điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa
Địa điểm xây dựng và cách thiết kế phòng khám
- Phòng khám phải được xây dựng và thiết kế tại địa điểm cố định tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
- Phòng khám phải có buồng khám, chữa bệnh tối thiểu 10 m2 và có nơi đón tiếp bệnh nhân, với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;
- Ngoài ra với những phòng khám nếu có thực hiện thủ thuật, cấy ghép răng implant thì phải có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2 – Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10 m2
– Có buồng khám phụ khoa có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
– Có buồng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình;
– Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40 m2 nếu thực hiện vận động trị liệu;
– Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2.
Thiết bị y tế:
– Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
– Ngoài ra, về trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu về cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần có:
- Oxy;
- Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ;
- Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản;
- Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê;
- Các thuốc chống dị ứng đường uống;
- Dịch truyền: natriclorid 0,9%.
3. Nhân sự của phòng khám
Điều kiện về nhân sự để thành lập phòng khám thì quan trọng nhất là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám – người đứng đầu cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có bằng cấp chuyên môn;
– Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám;
– Có ít nhất 54 tháng kinh nghiệm tại chuyên khoa dự định thành lập;
Với những người làm việc khác nếu trực tiếp khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề.
4. Mẫu quyết định thành lập phòng khám
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Thời gian tiếp nhận hồ sơ là như thế nào?
Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+60 ngày đối với bệnh viện, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
+45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải cấp giấy phép cho cơ sở hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc không cấp giấy phép hoạt động;
- Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ:
+Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;
+Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
5.2 Để thành lập cơ sở khám chữa bệnh là các hình thức khác cần những điều kiện là gì?
Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP đối với các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các hình thức còn lại cần đáp ứng những điều kiện chung như sau:
- Cơ sở vật chất
- Thiết bị y tế
- Nhân sự
- Phạm vi hoạt động chuyên môn
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh khác chỉ yêu cầu về quy mô phòng khám đối với hình thức phòng khám đa khoa, phòng khám, phòng điều trị bệnh nghề nghiệp. Những hình thức còn lại không yêu cầu.
5.3 Yêu cầu về Bác sỹ phụ trách phòng khám chuyên khoa gồm những gì?
– Đối với bác sĩ phụ trách chuyên khoa là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đăng ký.
– Tất cả bác sỹ phụ trách phòng chuyên khoa thuộc phòng khám đa khoa phải Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
5.4 Đối với điều dưỡng cần những gì?
– Đảm bảo số lượng điều dưỡng làm việc tại phòng khám dự kiến như sau: tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng cấp cứu có chứng chỉ học về cấp cứu cũng như biết về quy trình cấp cứu người bệnh, tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng thủ thuật, tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng lưu, tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng thanh trùng dụng cụ (hiểu biết về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn).
Nội dung bài viết:
Bình luận