Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho các tổ chức, cá nhân khác, việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản thông qua hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên. Mời bạn cùng ACC tìm hiểu về Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất
1. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
– Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho các tổ chức, cá nhân khác, việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản thông qua hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quạn nhà nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu
– Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
Xem thêm bài viết Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những vấn đề pháp lý liên quan
2. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.
Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.
Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
– Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng
– Căn cứ chuyển nhượng
– Giá chuyển nhượng
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Số: ……………………/HĐCNNH
Hôm nay, ngày .......... tháng ......... năm …… Tại ………………………………. Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A): ………………………………………………………………………
- Họ và tên/Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………
- Trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….
- Điện thoại: …………………………………………………………………………………………….
- Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………
- Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………………
- Đại diện là: …………………………………………………………………………………………….
- Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………….
- Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ……………………………………………………………………
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
- Họ và tên/Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………….
- Trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
- Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………
- Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………..
- Tài khoản số: …………………………………………………………………………………………..
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………….
- Đại diện là: ……………………………………………………………………………………………..
- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………..
- Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): …………………………………………………………………….
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng (1)
Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:
TT |
Tên đối tượng |
Số GCN |
Ngày cấp |
Nhóm sản phẩm |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
8 | ||||
9 |
Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng.
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng
1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên nhận chuyển nhượng.
1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.
Điều 3: Phí chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí).
(hoặc là khoản phí cụ thể là ……………………………………………………)
Phương thức thanh toán: …………………………………………………………………..……………….
Địa điểm thanh toán: ……………………………………………………………………….………………..
Thời hạn thanh toán: ………………………………………………………………………..……………….
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:
- Cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
- Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
- Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
- Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:
- Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.
- Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
- Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
Điều 5: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng
4.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hơp sau:
- Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.
- Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.
Điều 6: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.
Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hoà giải thương lượng. Nếu việc hoà giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án các cấp xét xử. (hoặc trọng tài thương mại)
Điều 8: Thẩm quyền ký kết
Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
Ghi chú:
(1) Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng Nhãn hiệu:
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
4. Câu hỏi thường gặp
Khi nào hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực?
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Cục Sở hữu trí tuệ là gì?
Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.
Chuyển nhượng là gì?
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng hợp đồng.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác như dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp...hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiểu quả đến từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận