Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống [Chi tiết nhất]

Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, nhất là đối với dịch vụ ăn uống loại hình dịch vụ phổ biến trong đời sống xã hội, việc ghi hóa đơn đối với dịch vụ này nhiều tổ chức cá nhân còn chưa biết ghi như thế nào cho đúng quy định pháp luật. Bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp cho các quý bạn đọc quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống.

Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống [Chi tiết nhất]

Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống [Chi tiết nhất]

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ. Lưu trữ hóa đơn điện tử trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc sau: Xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian.

Mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng duy nhất một lần.

Để biết thêm về Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần bảng kê không? Vui lòng tham khảo tại đây.

2. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý khi nào?

Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử được xác nhận nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

Có sự đảm bảo đủ tin cậy tính vẹn toàn của thông tin trong hóa đơn điện tử từ thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.

Tính vẹn toàn của thông tin là còn đầy đủ và chưa bị thay đổi. Ngoài những thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, hiển thị hoặc lưu trữ HĐĐT.

Thông tin trong hóa đơn điện tử khi hoàn chỉnh có thể truy cập, sử dụng khi cần thiết.

3. Quy định về hóa đơn dịch vụ ăn uống

Đối với hóa đơn đầu vào có nội dung hóa đơn là ‘dịch vụ ăn uống’ thì:

– Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn giấy thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Bảng kê đính kèm trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.

– Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

Trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ các danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử.

Hóa đơn phải có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Để biết thêm về Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống Vui lòng tham khảo tại đây.

4. Cách ghi hóa đơn dịch vụ ăn uống

Căn cứ  Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 về hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Điều 6 có hướng dẫn nội trong hóa đơn điện tử như sau:

4.1.Nội dung trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống

Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:

-Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn. 

-Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

-Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;

-Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.

Các nội dung quy định điểm b,c,d khoản 1 điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh:

-Xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh

-Số tiền thu được

-Xác định được người mua hàng (người nộp tiền hoặc người hưởng thụ dịch vụ,…)

-Người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ,…)

-Tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.

4.2 Trường hợp khác

Trong các trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.

4.3. Bảng kê theo hoá đơn điện tử

HĐĐT không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn nên không được lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử.

Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC nêu rõ: Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

Có sự đảm bảo về tính vẹn toàn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.

Thông tin trong HĐĐT có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần đến.

Chính vì thế, khi viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cho khách hàng, cở sở kinh doanh phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra đảm bảo nguyên tắc.

Đối với HĐĐT dịch vụ ăn uống, thì bắt buộc phải lập HĐĐT có danh mục hàng hóa, dịch vụ, không được kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy.

Để biết thêm về Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống Vui lòng tham khảo tại đây.

5. Mẫu hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống

Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống không chỉ đáp ứng các yêu cầu về pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên một quy trình thanh toán hiện đại và tiện ích. Đây là loại mẫu hóa đơn được lập, gửi và lưu trữ hoàn toàn bằng phương tiện điện tử, thay thế cho hóa đơn giấy truyền thống, giúp tiết kiệm chi phí, tăng tính bảo mật và thuận tiện cho việc quản lý: 

mẫu hóa đơn dich vụ ăn uống

mẫu hóa đơn dich vụ ăn uống

6. Mọi người cũng hỏi

Doanh nghiệp dịch vụ ăn uống cần lưu trữ hóa đơn điện tử trong bao lâu?

Trả lời: Theo quy định, doanh nghiệp dịch vụ ăn uống cần lưu trữ hóa đơn điện tử ít nhất 10 năm. Hóa đơn điện tử phải được lưu trữ theo hình thức điện tử và đảm bảo có thể truy xuất khi cần thiết, theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ và bảo mật dữ liệu.

Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử từ nhiều nhà cung cấp khác nhau không?

Trả lời: Có, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhưng cần đảm bảo rằng các hóa đơn điện tử này phải tuân thủ các quy định của pháp luật và có thể tích hợp với hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các hóa đơn từ các nhà cung cấp khác nhau đều có tính hợp lệ và được lưu trữ theo quy định.

Những lưu ý quan trọng nào cần biết khi sử dụng hóa đơn điện tử trong ngành dịch vụ ăn uống?

Trả lời: Khi sử dụng hóa đơn điện tử trong ngành dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cơ quan thuế và các quy định liên quan.
  • Đảm bảo bảo mật: Hóa đơn điện tử phải được bảo mật và chỉ có thể truy cập bởi những người có quyền hạn.
  • Kiểm tra tính hợp lệ: Đảm bảo rằng hóa đơn điện tử được phát hành và nhận từ hệ thống đáng tin cậy và có mã xác thực.
  • Đào tạo nhân viên: Nhân viên cần được đào tạo về cách sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử và xử lý các tình huống phát sinh.

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các quý bạn đọc về Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống [chi tiết nhất]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    Ngọc
    Hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy cái nào có lợi hơn ?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    B
    bách
    Cho mình hỏi có phần mềm nào dùng cho hóa đơn điện tử và đúng với quy định của pháp luật?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo