Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần kèm bảng kê không?

Việc ghi hóa đơn dịch vụ ăn uống trong thực tế ở nhiều nơi vẫn còn chưa thực hiện đúng. Quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt nam số 27/2018/QĐ-TT về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thì không có ngành nghề “Tiếp khách” mà chỉ có Dịch vụ ăn uống. Trong bài viết này ACC sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều bạn về Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần bảng kê không?

Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần kèm bảng kê không?

Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần kèm bảng kê không?

1. Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần bảng kê không?

Việc ghi hóa đơn dịch vụ ăn uống trong thực tế ở nhiều nơi vẫn còn chưa thực hiện đúng. Quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt nam số 27/2018/QĐ-TT về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thì không có ngành nghề “Tiếp khách” mà chỉ có Dịch vụ ăn uống. 

Các hóa đơn có ghi Tên hàng hóa, dịch vụ là: Dịch vụ ăn uống hoặc Ăn uống tiếp khách không đính kèm bảng kê chi tiết các món ăn, đồ uống. Công văn hướng dẫn của chi cục thuế, cục thuế thì các chi phí tiếp khách trong hóa đơn phải ghi rõ: Mặt hàng: Dịch vụ ăn uống và kèm theo bảng kê các món ăn, đồ uống…(theo Quy định về Các chỉ tiêu trong hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ, các trường hợp xuất hóa đơn kèm Bảng kê và Thông tư số 219/2014/TT-BTC hướng dẫn quy định chi tiết về thuế GTGT (điều kiện khấu trừ thuế); Theo quy định của Luật thuế TNDN thì không vượt quá 15% tổng chi phí đối với các khoản chi phí tiếp tân, tiếp khách, lễ hội, khuyến mại, quảng cáo..

Kết luận: Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần bảng kê

Để biết thêm về Mẫu bảng kê chi tiết hóa đơn ăn uống  Vui lòng tham khảo tại đây.

2. Quy định về bảng kê hóa đơn trường hợp hóa đơn giấy

Trong quy định về sử dụng hóa đơn giấy (Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC), do khuôn khổ của tờ hóa đơn có hạn (13 x 18 cm hoặc 19 x 27 cm) nên đối với các trường hợp số lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của tờ hóa đơn thì doanh nghiệp có thể lập hóa đơn theo một trong hai cách:

  • Lập liên tiếp nhiều hóa đơn (số thứ tự hóa đơn liên tục).
  • Lập hóa đơn ghi số liệu tổng và kèm theo bảng kê chi tiết.

Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:

+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT.

Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn.

Trong trường hợp liên hoan, tiếp khách ăn uống, hóa đơn phải ghi rõ “Mặt hàng: Dịch vụ ăn uống” và kèm theo bảng kê các món ăn, đồ uống.

Để biết thêm về Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống Vui lòng tham khảo tại đây.

3. Quy định về bảng kê hóa đơn trường hợp hóa đơn điện tử

Đối với hóa đơn điện tử, do “Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”, không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn nên không được lập bảng kê kèm  theo hóa đơn điện tử. Khoản 3, Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC nêu rõ: “Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

        a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.

        b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”

Như vậy, khi xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng, doanh nghiệp phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Đối với hóa đơn dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp bắt buộc phải lập hóa điện tử có danh mục hàng hóa, dịch vụ, không được kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy.

Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy (chứng từ giấy), nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn chuyển đổi thì thực hiện tương tự trường hợp sử dụng hóa đơn tự in:

“Được thể hiện hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó)”.

Để biết thêm về Cách ghi hóa đơn đối với dịch vụ ăn uống Vui lòng tham khảo tại đây.

4. Mọi người cũng hỏi

Khi nào thì việc kèm bảng kê chi tiết vào hóa đơn dịch vụ ăn uống là bắt buộc?

Trả lời: Việc kèm bảng kê chi tiết vào hóa đơn dịch vụ ăn uống thường không phải là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật, nhưng có thể cần thiết trong các trường hợp sau:

  • Yêu cầu của khách hàng: Khách hàng yêu cầu hóa đơn chi tiết để phục vụ cho mục đích kế toán hoặc thuế.
  • Doanh nghiệp yêu cầu: Doanh nghiệp cần bảng kê chi tiết để kiểm soát chi phí và quản lý tài chính.
  • Quản lý doanh thu: Đối với những nhà hàng lớn hoặc các cơ sở dịch vụ ăn uống có khối lượng giao dịch lớn, bảng kê chi tiết giúp theo dõi và kiểm tra chính xác các giao dịch.

Có thể sử dụng mẫu bảng kê chi tiết chuẩn cho tất cả các hóa đơn dịch vụ ăn uống không?

Trả lời: Mẫu bảng kê chi tiết có thể được điều chỉnh tùy theo yêu cầu và quy định của từng nhà hàng, nhưng cần đảm bảo rằng nó cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết như tên món ăn, số lượng, đơn giá, và tổng giá trị. Do đó, nhà hàng có thể thiết kế mẫu bảng kê chi tiết sao cho phù hợp với quy trình và yêu cầu của mình, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Nếu khách hàng không yêu cầu bảng kê chi tiết, nhà hàng có cần phải cung cấp không?

Trả lời: Nếu khách hàng không yêu cầu bảng kê chi tiết, nhà hàng không bắt buộc phải cung cấp. Tuy nhiên, việc cung cấp bảng kê chi tiết có thể tạo ra sự chuyên nghiệp và tăng cường sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt khi khách hàng yêu cầu thông tin chi tiết hơn cho mục đích cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần bảng kê không? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    tiến nguyễn
    Nhờ bài viết mà tôi biết được thêm các thông tin khác liên quan đến hóa đơn dịch vụ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    B
    thanh bình
    Bài viết có ích và dễ hiểu lắm. Cảm ơn ACC đã cung cấp
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo