Trong trường hợp số lượng hàng hóa, dịch vụ thể hiện trên hóa đơn quá dài, kế toán thường lựa chọn lập bảng kê đính kèm hóa đơn để liệt kê chi tiết các hàng hóa, dịch vụ. Trong bài viết dưới đây, ACC xin gứi tới bạn đọc mẫu bảng kê chi tiết hóa đơn ăn uống năm 2022. Mời bạn đọc cùng theo dõi !
1. Quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn giấy
Căn cứ theo Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán được lập thành nhiều hóa đơn hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê chi tiết các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán ra kèm theo hóa đơn.
Hướng dẫn viếtbảng kê kèm theo hóa đơn:
Người bán có thể tự thiết kế mẫu bảng kê phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các hàng hóa nhưng phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung chính sau:
- Thông tin người bán: Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế.
- Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.
- Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”, “Tổng cộng tiền thanh toán (chưa thuế GTGT khớp với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT).”
- Trên bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số … Ngày … tháng … năm …”, và có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, người mua hàng như trên hóa đơn.
- Nếu bảng kê có nhiều trang thì phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên trang cuối cùng bảng kê phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, người mua hàng như trên hóa đơn.
- Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên trên hóa đơn, người bán hàng và người mua hàng cùng lưu trữ, quản lý bảng kê để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế khi có yêu cầu.
2. Quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Chỉ những Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78 sẽ áp dụng theo quy định dưới đây nhé:
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
“Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.”
Như vậy: Chỉ những “dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh” thì được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.
Quy định về bảng kê kèm hóa đơn điện tử cụ thể như sau:
- Bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.
- Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng... năm”.
- Trên Bảng kê phải có: Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
- Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT.
- Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày.
- Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày… tháng... năm”.
- Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
Mẫu Bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử:
BẢNG KÊ SỐ 001
Ngày 12 Tháng 01 Năm 2022 Kèm theo hóa đơn số 8 ngày 12/01/2022 Đơn vị bán hàng: Công ty kế toán Thiên Ưng Đơn vị mua hàng: Công ty TNHH ABC Đơn vị tính: vnđ
|
Nội dung bài viết:
Bình luận