Mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Hoạt động đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp phải được thực hiện tại Phòng Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra chuyên ngành của Viện. Trong hồ sơ nộp cho cơ quan chức năng, bắt buộc phải có giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Vậy Mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.mau-giay-dang-ky-kiem-tra-thuc-pham-nhap-khau

 Mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

1. Phương thc kim tra thực phẩm nhập khẩu

Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm quy định phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

   Thứ nhất: Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.

   Thứ hai: Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.

   Thứ ba: Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

2. Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu sẽ dựa vào Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Thứ nhất, đối với trường hợp kiểm tra giảm

  • Khi thực hiện thủ tục hải quan, người chủ hàng phải chịu trách nhiệm cung cấp hồ sơ theo định mức quy định tại Điều 18, khoản 1 của Nghị định này;
  • Cơ quan hải quan có nhiệm vụ chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trong tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc phạm vi kiểm tra giảm trong vòng 1 (một) năm để thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Trong vòng 3 (ba) ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan hải quan phải kiểm tra hồ sơ và thực hiện thông quan hàng hóa. Nếu yêu cầu bổ sung hồ sơ, cần phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý cho việc yêu cầu đó.

Thứ hai, đối với trường hợp kiểm tra thông thường

  • Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
  • Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;

Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Thứ ba, đối với trường hợp kiểm tra chặt

  • Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
  • Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;

Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Thứ tư, đối với trường hợp không đạt yêu cầu nhập khẩu

Trường hợp ra Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.

>> Để biết thêm về Quy trình, thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu, xin vui lòng tham khảo bài viết sau đây: Quy trình, thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

ho-so-dang-ky-kiem-tra-thuc-pham-nhap-khau
Hồ sơ đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
  • 04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
  • Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.

>> Để biết thêm thông tin về Xin giấy chứng nhận Health Certificate cho thực phẩm nhập khẩu, xin vui lòng đọc bài viết dưới đây: Xin giấy chứng nhận Health Certificate cho thực phẩm nhập khẩu

4. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu [2023]

Tên Chủ hàng
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số ..../20..../ĐKNK

  1. Tên, địa chỉ, điện thoại của chủ hàng: .............................................................................
  2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa: .......................................................................
  3. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu: .......................................................
  4. Thời gian nhập khẩu dự kiến: ..........................................................................................
  5. Cửa khẩu đi: ....................................................................................................................
  6. Cửa khẩu đến: .................................................................................................................
  7. Thời gian kiểm tra: ...........................................................................................................
  8. Địa điểm kiểm tra: .............................................................................................................
  9. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra: ..........................................................................................
  10. Thông tin chi tiết lô hàng:
TT Tên mặt hàng Nhóm sản phẩm (Theo QCVN hoặc Codex hoặc tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất) Tên và địa chỉ nhà sản xuất Phương thức kiểm tra Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra*
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
           

* Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của cơ quan có thẩm quyền thông báo mặt hàng được kiểm tra theo phương thức kiểm tra.

Ngày.... tháng... năm...
Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)
Ngày.... tháng... năm...
Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)

5. Hướng dẫn điền giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Khi điền giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, quý doanh nghiệp cần chú ý điền đầy đủ những thông tin sau:

  • Đặt số văn bản
  • Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa
  • Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu
  • Thời gian nhập khẩu dự kiến
  • Cửa khẩu đi
  • Cửa khẩu đến
  • Thời gian kiểm tra
  • Địa điểm kiểm tra
  • Dự kiến tên cơ quan kiểm tra
  • Thông tin chi tiết lô hàng
    • Kê khai tên mặt hàng,
    • Nhóm sản phẩm (Theo QCVN hoặc Codex hoặc tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất),
    • Tên và địa chỉ nhà sản xuất
    • Phương thức kiểm tra

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin tại Mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu [Mới nhất]

6. Câu hỏi thường gặp

Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu có bắt buộc không?

Có, giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là bắt buộc. Theo quy định của pháp luật, trước khi thực hiện nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam, doanh nghiệp cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng thực phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Doanh nghiệp có thể tự thực hiện kiểm tra thực phẩm nhập khẩu không?

Không, doanh nghiệp không thể tự thực hiện kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu phải được thực hiện bởi các cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thẩm quyền, chẳng hạn như Cục An toàn thực phẩm hoặc các cơ quan kiểm tra chất lượng khác. Doanh nghiệp chỉ có thể nộp hồ sơ và phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện kiểm tra theo quy định.

Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu có thời hạn bao lâu và có thể gia hạn không?

Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu không có thời hạn cụ thể mà thường được áp dụng cho từng lô hàng nhập khẩu. Mỗi lô hàng thực phẩm nhập khẩu cần có giấy đăng ký kiểm tra riêng và phải được cấp cho từng lô hàng cụ thể. Do đó, giấy đăng ký kiểm tra không cần gia hạn, nhưng doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký cho mỗi lô hàng mới trước khi nhập khẩu.

Trên đây là bài viết về Mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    Tuyên
    Bài viết đầy đủ, dễ hiểu. Cảm ơn Acc rất nhiều.
    Trả lời
    L
    linquyn
    Bài viết tư vấn rõ ràng và giải đáp được thắc mắc.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo