Công văn đề nghị của trường học

Công văn là loại văn bản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến pháp luật vì công văn có nhiều đặc điểm, có nhiều loại khác nhau phù hợp với từng lĩnh vực, từng đối tượng ban hành. Bài viết dưới đây sẽ giới thiêuh cho bạn đọc về Công văn đề nghị của trường học.

9096.
Công văn đề nghị của trường học

1. Công văn là gì? Có những loại công văn nào?

Công văn là một loại văn bản hành chính được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là công cụ giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.

Hiện nay có nhiều loại công văn, trong đó có một số loại công văn phổ biến như sau:

Công văn hướng dẫn:

Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan nhà nước có thể sử dụng công văn để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới nhằm tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Công văn hướng dẫn thường được sử dụng khi cơ quan cấp dưới hỏi về một việc cụ thể phát sinh trong thực tiễn nhưng cũng có thể do cấp trên chủ động ban hành khi nhận thấy một việc nhất định đã có quy định pháp luật nhưng còn có những điểm chưa rõ, có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau.

Công văn đôn đốc:

Công văn đôn đốc thường được sử dụng để nhắc nhở các cơ quan, đơn vị cấp dưới thực hiện những hoạt động cụ thể là biện pháp giúp cho cơ quan nhà nước chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, bảo đảm được tính liên tục, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các đối tượng có liên quan trong những hoạt động đó.

Công văn chỉ đạo:

Là công văn do cấp trên ban hành nhằm chỉ đạo cấp dưới thực hiện một vấn đề cấp bách nào đó.

Công văn đề nghị, yêu cầu:

Là loại Công văn do cấp trên ban hành nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh cấp dưới thực hiện các hoạt động, công việc đã được yêu cầu thực hiện trước đó.

Công văn phúc đáp:

Là dạng công văn thường được sử dụng để trả lời về những vấn đề mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Đặc điểm của công văn

Ngoài việc giải đáp Công văn là gì, chúng tôi xin lưu ý tới khách hàng các đặc điểm của công văn.

Công văn được sử dụng nhiều bởi vì công văn có nhiều đặc điểm nổi bật. Đặc điểm của công văn là:

Thứ nhất: Công văn không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải quyết các công việc khẩn cấp.

Thứ hai: Công văn có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của các chủ thể ban hành.

Thứ ba: Công văn không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.

Thứ tư: Trong công văn không có hiệu lực thi hành nên công văn chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực tế.

Thứ năm: Công văn không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà chỉ được áp dụng cho chủ thể đó, công việc đó. Nhất là đối với công văn hướng dẫn, nếu có sự việc tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin hướng dẫn từ đầu.

3. Quy định về công văn

Công văn là một trong những loại văn bản hành chính được quy định tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Theo đó, thể thức của văn bản hành chính nói chung và công văn nói riêng sẽ bao gồm các thành phần như sau:

– Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

– Số, ký hiệu của văn bản.

– Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

– Nội dung văn bản.

– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

– Nơi nhận.

Ngoài ra, công văn có thể có các thành phần khác như:

– Phụ lục.

– Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

– Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

– Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Khi nào cần dùng đến Công văn đề nghị?

Theo Nghị định 30/2020, Công văn nói chung, Công văn đề nghị nói riêng là một trong các loại văn bản hành chính. Văn bản này được sử dụng nhiều trong các cơ quan Nhà nước, ban ngành đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp.

Theo đó, Công văn đề nghị được sử dụng khi các cơ quan, bộ phận cấp dưới, gửi cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp hoặc cấp trên gửi cấp dưới để đề nghị, yêu cầu cơ quan, bộ phận đó cung cấp các thông tin, giải quyết Công văn có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Mẫu Công văn đề nghị được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực, trong nhiều trường hợp khác nhau với mục đích khác nhau.

Ngoài ra, Công văn đề nghị được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp còn được dùng để thể hiện những mong muốn cũng như nhu cầu của các cá nhân hay tập thể, hoặc đề nghị yêu cầu thực hiện những thoả thuận giữa các bên.

5. Mẫu công văn đề nghị của trường học

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

Số: …/…

V/v: …………..

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm …

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CỦA TRƯỜNG …

Kính gửi: …..

Căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

Căn cứ theo Công văn …/…-… của … ký ngày … tháng … năm … về việc …;

Trường … kính đề nghị … thực hiện các nội dung sau:

 

Nơi nhận:–         …;

–         …;

–         Lưu: VT

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

Trên đây là  tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Công văn đề nghị của trường học. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo