Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

Đối với một hành vi vi phạm pháp luật hành chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm cần lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu để làm cơ sở pháp lý xử lý hành vi vi phạm pháp luật hành chính về sau. Vậy mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.mau-bien-ban-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-an-ninh-trat-tu-1

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

1. Quy định về lập mẫu biên bản vi phạm hành chính

Việc lập (ghi) biên bản do người có thẩm quyền thực hiện để làm căn cứ xem xét, quyết định hoặc để lưu giữ làm chứng cứ sau khi đã được những người có liên quan đồng ý. Một số trường hợp, do pháp luật quy định, biên bản phải có thêm chữ kí của một số người liên quan như người làm chứng, người có mặt tại hiện trường, các bên tham gia hoạt động đó. Biên bản vi phạm hành chính là tài liệu cần phải có trong thủ tục, hổ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản (trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính). Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính.

Nội dung biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm, giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); Như trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vị phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hai hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghỉ rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. Biên bản về vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm kí; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ phải cùng kí vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định nêu trên phải cùng kí vào từng tờ biên bản sau khi được nghe đọc lại.

Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối kí thì người lập biên bản phải ghi rõ lí do vào biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm - quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt cũng phải kí tên vào biên bản vi phạm hành chính.

>> Đọc bài viết Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh nhau để được cung cấp thêm thông tin liên quan

2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

CƠ QUAN (1)

-------

Số: ... /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

Về ........... (2)

Hôm nay, hồi .... giờ .... phút, ngày ..../..../..., tại (3) ...

..........................................................

Căn cứ .............................................. (4)

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: .........  Chức vụ: .........

Cơ quan: ..........................................

2. Với sự chứng kiến của (5):

a) Họ và tên :.......  Nghề nghiệp: .....

Nơi ở hiện nay :................................

b) Họ và tên :......  Nghề nghiệp: .....

Nơi ở hiện nay :..............................

c) Họ và tên :........ . Chức vụ: ........

Cơ quan :........................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức)có tên sau đây:

1. Họ và tên : .............. Giới tính: ....

Ngày, tháng, năm sinh :..../..../..... Quốc tịch: .......

Nghề nghiệp :....................................

Nơi ở hiện tại: ...................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu :..... ; ngày cấp :..../..../........;

nơi cấp: .............................................

Tên tổ chức vi phạm :.........................

Địa chỉ trụ sở chính :.........................

Mã số doanh nghiệp: .......................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

............................................................

Ngày cấp:..../..../ ......... ; nơi cấp:........

Người đại diện theo pháp luật(6) :......... Giới tính: ........

Chức danh(7): ...................................

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ....

..............................................................

...............................................................

................................................................

3. Quy định tại(9) .....................................

..................................................................

4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10): ..........

..................................................................

5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: ....

.................................................................

6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): .....

...............................................................

7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): ......

..............................................................

8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):

................................................................

................................................................

10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:

STT Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đơn vị tính Số lượng Chủng loại Tình trạng Ghi chú

11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:

STT Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề Số lượng Tình trạng Ghi chú
         
         

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

12. Trong thời hạn(12) .... ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)

(13) ................  Biên bản lập xong hồi.... giờ.... phút, ngày ......../... /... , gồm ........ tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ......... là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Lý do ông (bà)(13) .... cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15): ......

...............................................................................

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

huong-dan-soan-thao-mau-bien-ban-vi-pham-hanh-chinh
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản vi phạm hành chính

Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.

(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(3) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.

(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc; kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính;....

(5) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.

(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,...), đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình.

(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.

(12) Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.

(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.

(14) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

(15) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác....

>> Tham khảo thêm thông tin liên quan tại 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay

4. Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự là gì?

Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự là tài liệu chính thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, dùng để ghi nhận các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Biểu mẫu này bao gồm các thông tin chi tiết về người vi phạm, hành vi vi phạm, căn cứ pháp lý, mức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).

Các biểu mẫu xử phạt này thường được ban hành kèm theo các văn bản pháp luật liên quan, như nghị định hoặc thông tư, và có thể bao gồm các biểu mẫu như:

  • Biên bản vi phạm hành chính: Ghi nhận thông tin về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm và các chứng cứ liên quan.
  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quy định mức phạt cụ thể, hình thức phạt và thời gian thực hiện.
  • Biên lai thu tiền phạt: Chứng nhận việc người vi phạm đã nộp phạt theo quyết định xử phạt.

Các biểu mẫu này được sử dụng bởi các cơ quan như công an, thanh tra an ninh, và các đơn vị quản lý an ninh trật tự để đảm bảo quá trình xử phạt minh bạch, công bằng và đúng quy định pháp luật.

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Quy định xử phạt không có giấy phép an ninh trật tự

5. Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự như thế nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Số: [Số biên bản]

I. THÔNG TIN NGƯỜI VI PHẠM

  • Họ và tên: [Họ và tên người vi phạm]
  • Ngày sinh: [Ngày/tháng/năm sinh]
  • Giới tính: [Nam/Nữ]
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu số: [Số CMND/CCCD/Hộ chiếu]
  • Ngày cấp: [Ngày cấp]
  • Nơi cấp: [Nơi cấp]
  • Địa chỉ thường trú: [Địa chỉ thường trú]
  • Nghề nghiệp: [Nghề nghiệp]
  • Nơi làm việc: [Nơi làm việc]

II. HÀNH VI VI PHẠM

  • Ngày, giờ vi phạm: [Ngày/tháng/năm, giờ phút]
  • Địa điểm vi phạm: [Địa điểm cụ thể]
  • Hành vi vi phạm: [Mô tả chi tiết hành vi vi phạm]
  • Căn cứ pháp lý: [Điều, khoản, mục của văn bản quy phạm pháp luật bị vi phạm]

III. CHỨNG CỨ VI PHẠM

  • Chứng cứ: [Mô tả các chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm]

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

  • Họ và tên: [Họ và tên người lập biên bản]
  • Chức vụ: [Chức vụ]
  • Đơn vị công tác: [Đơn vị công tác]

Ý KIẾN NGƯỜI VI PHẠM

  • Ý kiến: [Ý kiến của người vi phạm về hành vi vi phạm và các chứng cứ liên quan]

BIỆN PHÁP XỬ LÝ

  • Hình thức xử phạt: [Cảnh cáo/Phạt tiền/Khác]
  • Mức phạt: [Số tiền phạt nếu có]
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: [Mô tả biện pháp khắc phục nếu có]

VII. NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

  • Chữ ký: [Chữ ký của người lập biên bản]
  • Ngày lập biên bản: [Ngày/tháng/năm]

VIII. NGƯỜI VI PHẠM

  • Chữ ký: [Chữ ký của người vi phạm]
  • Ngày nhận biên bản: [Ngày/tháng/năm]

Ghi chú: Biên bản này được lập thành [số] bản, mỗi bản gồm [số] trang, có giá trị pháp lý như nhau và được gửi cho các bên liên quan.

Biên bản này sẽ được sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về an ninh trật tự và làm cơ sở để ra quyết định xử phạt.

6. Câu hỏi thường gặp

Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự bao gồm những thông tin gì?

Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự bao gồm các thông tin cơ bản như: thông tin người vi phạm (họ tên, ngày sinh, địa chỉ, nghề nghiệp), mô tả chi tiết hành vi vi phạm, thời gian và địa điểm vi phạm, căn cứ pháp lý, chứng cứ vi phạm, ý kiến của người vi phạm, và biện pháp xử lý. Ngoài ra, còn có thông tin về người lập biên bản và chữ ký của cả hai bên để xác nhận tính chính xác và hợp pháp của biên bản.

Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự?

Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, hoặc các cơ quan công an địa phương. Các cơ quan này chịu trách nhiệm theo dõi, ghi nhận và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Mục đích của việc lập biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự là gì?

Mục đích của việc lập biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự là để ghi nhận một cách chính xác và đầy đủ các hành vi vi phạm, làm cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định xử phạt. Biểu mẫu này giúp đảm bảo quá trình xử lý vi phạm diễn ra minh bạch, công bằng, và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, nó còn giúp cơ quan chức năng theo dõi, thống kê và phân tích tình hình vi phạm để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả hơn.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo