Mẫu biên bản ghi nhận việc rút tố cáo [Cập nhật 2024]

Tố cáo là một quyền hiến định của công dân, được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm ngăn chặn việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Trong quá trình cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo, nhiều trường hợp người tố cáo vì một số lý do muốn rút đơn tố cáo và pháp luật yêu cầu phải thực hiện bằng văn bản. Vậy biên bản rút đơn tố cáo là gì? Mẫu biên bản xin rút đơn tố cáo được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của Khách hàng.

Mẫu biên bản ghi nhận việc rút tố cáo [Cập nhật 2022]

1. Tố cáo là gì, quyền của người tố cáo

Theo Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định tại Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cá nhân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể.

Theo Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, nguời tố cáo có quyền thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo, được rút đơn tố cáo. Như vậy, pháp luật tố cáo đã quy định cá nhân có quyền gửi đơn tố cáo, người đã nộp đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được quyền rút đơn tố cáo.

2. Đơn tố cáo là gì, rút đơn tố cáo là gì

Theo Điều 22 Luật Tố cáo năm 2018, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Như vậy, cá nhân có thể lựa chọn hình thức tố cáo bằng đơn tố cáo gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Cần lưu ý là người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Rút đơn tố cáo là việc người tố cáo rút đơn tố cáo đã gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Theo Điều 33 Luật Tố cáo năm 2018:

“Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản”. 

Như vậy, để thực hiện quyền rút đơn tố cáo của mình, người tố cáo phải có văn bản rút đơn tố cáo, đồng thời phải thực hiện rút đơn tố cáo trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. 

3. Mẫu biên bản ghi nhận việc rút đơn tố cáo

Theo Điều 4 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo của Chính phủ (Nghị định số 31/2019/NĐ-CP), văn bản rút tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo; nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Như vậy biên bản ghi nhận việc rút tố cáo là văn bản trong đó ghi nhận việc người tố cáo rút đơn tố cáo. 

Nghị định số 31/2019/NĐ-CP cũng quy định mẫu biên bản ghi nhận việc rút tố cáo như sau: văn bản rút tố cáo thực hiện theo Mẫu số 02, biên bản ghi lại việc rút tố cáo thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 31/2019/NĐ-CP. 

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….(3)…., ngày tháng năm

 

BIÊN BẢN

Ghi nhận việc rút tố cáo

Vào hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm …….., tại ………………………………………………(3)

Tôi là …..(4) đã làm việc trực tiếp với ……………..(5) về việc đề nghị rút nội dung tố cáo. Ông (bà) ....(5) đề nghị với ……..(6) cho rút ……..(7)………………..

Buổi làm việc kết thúc hồi ……. giờ …… phút cùng ngày (hoặc ngày ……./.../….) …………………………………………………………………………………………………

Biên bản này đã được đọc cho người rút tố cáo nghe và xác nhận dưới đây.

Biên bản được lập thành ... bản và giao cho ...(5) 01 bản./.

 

NGƯỜI RÚT TỐ CÁO (5)
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)

H và tên

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (4)
(Chữ ký)

H và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức người lập biên bn công tác.

(3) Địa danh.

(4) Họ và tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, tổ chức của người lập biên bn ghi nhận việc rút tố cáo.

(5) Họ và tên của người rút tố cáo hoặc người đại diện.

(6) Chức vụ, chức danh của người giải quyết tố cáo.

(7) Ghi rõ từng nội dung tố cáo được rút hoặc rút toàn bộ nội dung tố cáo trong đơn tố cáo ngày ...thángnăm....

4. Hậu quả của việc rút đơn tố cáo

Khi rút đơn tố cáo, trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại của nội dung tố cáo vẫn được giải quyết theo quy định; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo. 

Sau khi rút đơn tố cáo, người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Sau khi rút tố cáo có được tố cáo lại không?

Về bản chất, tố cáo là hành vi nhằm ngăn chặn hành vi trái pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân và chủ thể khác khỏi hành vi vi phạm đó.  Hiện nay, Luật Tố cáo năm 2018 chỉ quy định cá nhân có quyền rút đơn tố cáo chứ chưa quy định về quyền tố cáo lại của người đã rút tố cáo. Theo Luật Tố cáo năm 2018, việc rút tố cáo được thực hiện trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Như vậy, đối với nội dung tố cáo đã được công dân rút tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo chưa giải quyết vụ việc bằng một văn bản, quyết định. Và do đó, khi hành vi vi phạm pháp luật vẫn diễn ra thì cá nhân vẫn có quyền tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo năm 2018:

“Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật”.
Luật Tố cáo năm 2018 không quy định điều kiện về việc rút đơn tố cáo trước đó là căn cứ để không tiếp nhận đơn tố cáo lại mà chỉ cần đáp ứng các căn cứ nêu trên. Vì vậy, sau khi người tố cáo rút đơn tố cáo thì vẫn được tố cáo lại và việc tố cáo lại phải tuân thủ quy định của pháp luật về tố cáo như khi tố cáo lần đầu.

Tham khảo thêm bài viết sau khi công dân rút đơn tố cáo có được tố cáo lại không?

 

Như vậy, căn cứ quy định của Luật Tố cáo năm 2018, cá nhân có quyền tố cáo, rút đơn tố cáo. Việc rút đơn tố cáo thực hiện bằng văn bản theo mẫu biên bản rút đơn tố cáo theo quy định của pháp luật. 

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về việc sau khi rút đơn tố cáo thì có được tố cáo lại hay không. Trong quá trình thực hiện quyền tố cáo của mình, Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    Trương Thị Nga
    Mình làm ở đơn vị trường mầm non công lập.cho hỏi thu học phí của học sinh thì có phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp không? Trong khi 40% trích lại chi lương được khấu trừ trong Ngân sách nhà nước.
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo