Nhu cầu giao lưu kinh tế và văn hóa hiện nay ngày càng phát triển. Việc đi lại giữa các nước với nhau cũng trở nên phổ biến và thuận tiện hơn. Mặt khác, việc quản lý phương tiện lưu thông thông qua giấy phép lái xe do các quốc gia khác nhau quy định đã gây ra sự cản trở cho những người nước ngoài muốn tự mình điều khiển xe khi đến quốc gia khác. Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam về bằng lái xe quốc tế có sự khác biệt so với thế giới. Vậy Mẫu bằng lái xe quốc tế IDP như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
1. Bằng lái xe quốc tế IDP là gì?
Mẫu bằng lái xe quốc tế IDP (International Driving Permit) là tài liệu quốc tế cấp phép bởi quốc gia gốc xác nhận khả năng lái xe khi đang ở nước ngoài. IDP không phải là GPLX độc lập mà nó bổ sung và dịch thuật thông tin từ GPLX quốc gia thành các ngôn ngữ chính thức được chấp nhận trên toàn thế giới.
2. Mẫu bằng lái xe quốc tế IDP
3. Trình tự, Thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp bằng lái xe quốc tế
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp bằng lái xe quốc tế
Trình tự, thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp bằng lái xe quốc tế
Để tiến hành thủ tục cấp bằng lái quốc tế tại Việt Nam người có nhu cầu cần phải chuẩn bị những giấy tờ tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị cấp IDP (theo mẫu)
- Bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
- Bản chính hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp bằng lái xe quốc tế
Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT; cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo quy định trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để thực hiện kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của việc cấp IDP. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định; sẽ được hướng dẫn thực hiện ngay khi tiếp nhận.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế là Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý việc cấp IDP thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Còn Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp, quản lý IDP tại địa phương của mỗi Sở Giao thông vận tải.
4. Điều kiện để được cấp giấy phép lái xe quốc tế
Ở Việt Nam, pháp luật quy định chỉ có những người đã được cấp bằng lái xe trong nước mới có thể được cấp giấy phép lái xe quốc tế. Theo Điều 6 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định thì người Việt Nam; người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam; có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET; còn giá trị sử dụng là đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế.
Như vậy; điều kiện để có thể được cấp bằng lái xe quốc tế IDP và sử dụng phương tiện ở nước ngoài đó là người có nhu cầu phải tham gia kỳ thi sát hạch; và được cấp giấy phép lái xe trong nước từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra; Khoản 4 Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT còn quy định về việc không cấp IDP đối với các trường hợp sau đây:
- Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;
- Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
5. Thời hạn của bằng lái xe quốc tế
Bằng lái xe quốc tế có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.
Hạng xe được phép điều khiển của bằng lái xe quốc tế tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp.
Tuy nhiên, một điểm người lái xe cần lưu ý là bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.
6. Thủ tục và quy trình cấp đổi giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 49 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT:
“5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:
a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
b) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
c) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
d) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
đ) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
e) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;
g) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
h) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
i) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.”.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 36/2010/TT-BCA thì đối tượng được cấp giấy đăng ký xe bao gồm cả người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lành thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, trên đây là nội dung liên quan đến Mẫu bằng lái xe quốc tế IDP. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích đến quý bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với ACC để được đội ngũ chuyên viên tư vấn kịp thời. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận