Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh năm 2022. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm. 

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm

Căn cứ pháp lý 

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh

1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì ? 

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể theo một danh mục chuẩn. Mã này giúp cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp dễ dàng nhận diện, quản lý và thống kê các hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực cụ thể. Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

>> Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: giấy an toàn thực phẩm

2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

>> Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: hướng dẫn làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm

trinh-tu-thuc-hien-thu-tuc-bo-sung-them-ma-nganh-nghe
Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bổ sung mã ngành nghề bao gồm:

  • Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh (Mẫu Phụ lục II-1, ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh.
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Có hai cách nộp hồ sơ:

  • Trực tiếp: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Trực tuyến: Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 3: Xem xét và xử lý hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và xử lý hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc:

  • Hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, trong đó có ghi nhận ngành nghề mới bổ sung.
  • Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả

  • Trực tiếp: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Trực tuyến: Doanh nghiệp nhận kết quả qua email và bản cứng được gửi qua đường bưu điện nếu đã đăng ký dịch vụ.

Bước 5: Công bố thông tin thay đổi

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp cần thực hiện việc công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mới.

Bước 6: Thay đổi thông tin tại các cơ quan liên quan

Sau khi hoàn tất việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin tại các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, ngân hàng, và các đối tác kinh doanh nếu cần thiết.

4. Điều kiện kinh doanh thực phẩm. 

Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

- Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có hệ thống vận hành và xử lý nước thải, chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật;

- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Nơi bảo quản quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; đảm bảo đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.

Điều kiện về vận chuyển thực phẩm:

- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;

- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.

Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm:

- Nguồn nguyên liệu phải có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Hóa chất độc hại không để cùng thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển để tránh nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Ngoài những điều kiện chung ở trên, tùy theo hình thức kinh doanh thực phẩm cụ thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt khác. Ví dụ: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đảm bảo các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất...; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn,...phải đảm bảo các điều kiện về nhà bếp, nhà ăn... 

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm 

5. Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật

Mã ngành 4632 thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:

Mã ngành 4632

Bán buôn thực phẩm

46321

Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt

46322

Bán buôn thủy sản

46323

Bán buôn rau, quả

46324

Bán buôn cà phê

46325

Bán buôn chè

46326

Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột

46329

Bán buôn thực phẩm khác

Một số lưu ý khi chọn Mã ngành 4632 Bán buôn thực phẩm

Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…

Loại trừ:

– Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn);

– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phẩm khác);

– Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 1101 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 1102 (Sản xuất rượu vang).

46321: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt

Nhóm này gồm:

– Bán buôn thịt gia súc, gia cầm tươi, đông lạnh, sơ chế;

– Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.

Loại trừ: Bán buôn gia súc, gia cầm sống được phân vào nhóm 46203 (Bán buôn động vật sống).

46322: Bán buôn thủy sản

Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.

46323: Bán buôn rau, quả

Nhóm này gồm:

– Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép;

– Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép.

46324: Bán buôn cà phê

Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột.

46325: Bán buôn chè

Nhóm này gồm: Bán buôn các loại chè đen, chè xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate…).

46326: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột

Nhóm này gồm:

– Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla, cacao…;

– Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc… và sản phẩm sữa như bơ, phomat…;

– Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.

46329: Bán buôn thực phẩm khác

Nhóm này gồm:

– Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng;

– Bán buôn dầu, mỡ động thực vật;

– Bán buôn hạt tiêu, gia vị khác;

– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh.

6. Câu hỏi thường gặp

Có những yêu cầu về giấy phép hoặc chứng chỉ đối với mã ngành kinh doanh thực phẩm không?

Yêu cầu về giấy phép hoặc chứng chỉ đối với mã ngành kinh doanh thực phẩm: Để kinh doanh trong ngành thực phẩm, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, họ phải có giấy phép kinh doanh thực phẩm do cơ quan chức năng cấp, chẳng hạn như Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có chứng chỉ về an toàn thực phẩm cho người lao động, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, và kinh doanh thực phẩm.

Có mã ngành riêng biệt cho dịch vụ giao hàng thực phẩm không?

Mã ngành cho dịch vụ giao hàng thực phẩm: Dịch vụ giao hàng thực phẩm không có mã ngành riêng biệt nhưng có thể được đăng ký dưới các mã ngành liên quan như mã ngành 5610 - "Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động" hoặc mã ngành 5629 - "Dịch vụ ăn uống khác". Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao hàng thực phẩm cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định pháp lý liên quan.

Kinh doanh thực phẩm đông lạnh thuộc mã ngành nào?

Kinh doanh thực phẩm đông lạnh thuộc mã ngành 4632 - "Bán buôn thực phẩm" hoặc 4722 - "Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh". Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có thể bán các sản phẩm thực phẩm đông lạnh như thịt, cá, rau củ quả, và các sản phẩm chế biến sẵn. Họ cần tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài  ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    L
    liên
    Cảm ơn Acc đã cung cấp thông tin chi tiết, dễ hiểu.
    Trả lời
    V
    vyy
    bài viết chất lượng, đầy đủ và đáp ứng được vấn đề của em
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo