Ngày 16/6/2020 Quốc hội thông qua Luật Thanh niên số 57/2020/QH2014 gồm 7 chương và 41 điều, trong đó có một số nội dung mới và khác so với Luật Thanh niên số 53/2005/QH 2011. ACC mời bạn cùng tham khảo bài viết So sánh Luật Thanh niên năm 2020 và Luật Thanh niên 2005 để tìm hiểu về các điểm mới của Luật Thanh niên số 57/2020/QH2014
So sánh Luật Thanh niên năm 2020 và Luật Thanh niên 2005
1. Về số lượng điều khoản
Luật Thanh niên năm 2020 gồm 7 Chương, 41 Điều (tăng 01 Chương và 05 Điều so với Luật Thanh niên 2005).
2. Về quyền và nghĩa vụ của thanh niên
Luật Thanh niên năm 2020 không quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực cơ bản mà quy định thành 01 Điều chung quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ chung của thanh niên. Đồng thời, Luật Thanh niên năm 2020 đã dành 01 chương quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình, xã hội và bản thân thanh niên.
3. Nguồn lực thực hiện chính sách nhà nước đối với thanh niên, Tháng Thanh niên, Đối thoại với thanh niên.
Luật Thanh niên năm 2020 quy định Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên theo quy định của pháp luật. Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và khoản đóng góp.
Luật Thanh niên năm 2020 quy định Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.
Quy định việc đối thoại với thanh niên nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên.
4. Về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên
Luật Thanh niên năm 2020 quy định chính sách khung, chính sách cụ thể có tính chất định hướng trên các lĩnh vực về lao động, việc làm; khởi nghiệp; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; văn hóa, thể dục, thể thao, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời quy định chính sách đối với một số nhóm thanh niên cụ thể như: Chính sách hỗ trợ thanh niên tài năng, thanh niên khởi nghiệp; thanh niên từ đủ mười sáu tuối đến dưới mười tám tuổi, thanh niên dân tộc thiểu số.
5. Về tổ chức thanh niên
Sửa đổi có 01 Chương quy định về tổ chức thanh niên gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên, chính sách của nhà nước đối với tổ chức thanh niên.
6. Về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên.
Luật quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc phối hợp bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; đồng thời tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động an toàn, phát triển thể lực, trí tuệ, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành lập các tổ chức nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. Ngoài ra, Luật quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục, gia đình trong việc chăm lo, bảo đảm cho thanh niên được: Học tập, phát triển tài năng, giáo dục rèn luyện nhân cách, đạo đức, chăm sóc rèn luyện sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, lao động việc làm.
7. Cơ quan quản lý Nhà nước về thanh niên
Luật quy định nội dung quản lý nhà nước về thanh niên; trách nhiệm của Chính phủ; Bộ Nội vụ - cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên và việc tổ chức triển khai chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
8. Quy định về tháng Thanh niên
Như chúng ta đã biết, tháng 3 là một trong những thời điểm cao trào trong hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ. Năm 2003, Đảng, Nhà nước ta đã quyết định lấy tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên gắn với kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3). Tuy nhiên chưa được thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật.
Đến Luật Thanh niên năm 2020, Quốc Hội đã dành 01 chương để quy định về tháng Thanh niên. Như vậy việc tổ chức tháng thanh niên không chỉ hoạt động xung kích, sáng tạo, tình nguyện của tuổi trẻ để thực hiện những công trình, phần việc thể hiện vai trò trách nhiệm thanh niên niên với xã hội mà nay việc tổ chức Tháng thanh niên còn là hoạt động bắt buộc của thanh niên được Luật quy định. Từ đó khẳng định thêm tinh thần, ý nghĩa, sứ mệnh của tháng Thanh niên. Đồng thời quy định trách nhiệm của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên.
Trên đây là bài viết So sánh Luật Thanh niên năm 2020 và Luật Thanh niên 2005 Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận