Đất nước ngày càng phát triển thì cũng kéo theo ngày càng nhiều các tội phạm. Tội phạm lợi dụng sự phát triển của đất nước để sinh sôi. Tội phạm quy định từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng và tội phạm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đát nước, sự tồn vong của của chế độ đó là tội tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước từ lâu nay. Như vậy thì luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ là gì? luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ. Để tìm hiểu hơn về luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ nhé.
Luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ
1. Tham nhũng là gì?
Tham nhũng được gọi là nạn “nội xâm”, từ lâu nay đã được Đảng và nhà nước ta chú trọng đến trong quá trình phát triển của đất nước.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định khái niệm tham nhũng như sau:
- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Như vậy, các hành vi bao gồm như: tham ô, nhận hối lộ, sử dụng trái phép tài sản, chiếm đoạt tài sản của công dân, vụ lợi… hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản của nhà nước, tập thể, cá nhân. Những hành vi như trên đều được xem là tham nhũng và được pháp luật quy định điều chỉnh cụ thể.
2. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong phòng, chống tham nhũng? Các hành vi nào bị nghiêm cấm theo Luật Phòng, chống tham nhũng?
- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
- Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
3. Nguyên tắc, nội dung và hình thức công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phòng ngừa tham nhũng được qui đinh như thế nào?
1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và các nội dung khác theo qui định của Chính phủ.
3. Hình thức công khai bao gồm:
- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Đưa lên mạng thông tin điện tử;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài những trường hợp pháp luật có qui định hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai theo qui định tại điểm 3 trên.
4. Luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ.
- Pháp lệnh chống tham nhũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành ngày 26 tháng 02 năm 1998, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1998. Pháp lệnh gồm 5 chương, 38 điều, trong đó đáng chú ý chương III gồm 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30 quy định về xử lý các hành vi tham nhũng. Những quy định khá chi tiết, cụ thể đối với các hình thức, biện pháp và mức xử lý đối với các hành vi tham nhũng.
- Pháp lệnh được sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành ngày 28 tháng 04 năm 2000, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Pháp lệnh gồm có 3 điều; sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 13, Điều 21 của Pháp lệnh chống tham nhũng, trong đó quy định rõ hơn các hành vi tham nhũng, những việc người có chức vụ, quyền hạn không được làm và các hình vi tham nhũng bị xử lý hình sự. Việc ban hành Pháp lệnh đã đánh dấu bước ngoặt về cơ sở pháp lý về công tác phòng, chống tham nhũng. Các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc tham nhũng, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước và Nhân dân.
- Luật số 01/2007/QH12: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày công bố; Luật gồm có 02 điều, sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật 2005 về Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và Điều 74 về giám sát công tác phòng, chống tham nhũng;
- Luật số 27/2012/QH13: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2012; có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Luật gồm có 02 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản, điểm; bổ sung 09 điều: Điều 26a, Điều 26b, Điều 26c, Điều 26d vào sau Điều 26; Điều 32a vào sau Điều 32; Điều 46a, Điều 46b vào sau Điều 46; Điều 47a vào sau Điều 47; bổ sung Điều 53a vào Mục 5, Chương II trước Điều 54; bãi bỏ Điều 73 của Luật số 55/2005/QH11. Đồng thời, Luật cũng quy định Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành những điều, khoản được giao trong Luật. Trên cơ sở đó, nhằm cụ thể hóa một số nội dung của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Luật số 36/2018/QH14: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018; có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2019.
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 gồm có 10 chương, 96 điều. Luật bổ sung các quy định mới: mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập; thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai; biến động tài sản từ 300 triệu đồng trở lên trong năm phải kê khai bổ sung; thời điểm kê khai tài sản, thu nhập hàng năm trước ngày 31 tháng 12; bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai; kê khai không trung thực có thể bị buộc thôi việc; quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và người liên đới trách nhiệm nếu xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị. Việc bổ sung các quy định điều chỉnh của Luật PCTN năm 2018 nhằm bao quát hết các hoạt động ngày càng phong phú trong thực tiễn, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của cá nhân người kê khai tài sản, thu nhập, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu nhằm phòng ngừa tham nhũng.
5. Kết luận luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ.
Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về luật phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận