Đất nước ngày càng phát triển thì cũng kéo theo ngày càng nhiều các tội phạm. Tội phạm lợi dụng sự phát triển của đất nước để sinh sôi. Tội phạm quy định từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng và tội phạm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đát nước, sự tồn vong của của chế độ đó là tội tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước từ lâu nay. Như vậy thì luật phòng chống tham nhũng là gì? luật phòng chống tham nhũng bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về luật phòng chống tham nhũng. Để tìm hiểu hơn về luật phòng chống tham nhũng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về luật phòng chống tham nhũng nhé.
Luật phòng chống tham nhũng
1. Tham nhũng là gì?
Tham nhũng được gọi là nạn “nội xâm”, từ lâu nay đã được Đảng và nhà nước ta chú trọng đến trong quá trình phát triển của đất nước.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định khái niệm tham nhũng như sau:
- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Như vậy, các hành vi bao gồm như: tham ô, nhận hối lộ, sử dụng trái phép tài sản, chiếm đoạt tài sản của công dân, vụ lợi… hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản của nhà nước, tập thể, cá nhân. Những hành vi như trên đều được xem là tham nhũng và được pháp luật quy định điều chỉnh cụ thể.
2. Người có chức vụ, quyền hạn quy định về tham nhũng là gì?
Căn cứ theo quy định hiện hành thì người có chức vụ, quyền hạn được quy định như sau:
- Theo quy định thì người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó được gọi là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ quyền hạn bao gồm những người sau đây:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Theo quy định Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng như sau:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;
- Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;
- Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
4. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
Đối với hoạt động giám sát công tác phòng, chống tham nhũng thì những chủ thể sau đây có trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng như sau:
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
- Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
- Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
5. Kết luận luật phòng chống tham nhũng.
Theo như những gì đã phân tích trên thì tham nhũng luôn và vấn đề của mọi thời đại phát triển của xã hội, nhất là sự phát triển của Đảng và nhà nước ta. Pháp luật đã có các quy định điều chỉnh, xử phạt đối với các hành vi tham nhũng từ với các mức độ tội phạm tương ứng. Có thể không triệt để nhưng cũng đã phần nào làm giảm bớt nguy cơ tội phạm mang tính tồn vong của chế độ đối với xã hội.
Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về luật phòng chống tham nhũng và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến luật phòng chống tham nhũng. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về luật phòng chống tham nhũng đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về luật phòng chống tham nhũng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận