An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp thiết trong thời đại hiện nay. EU có ban hành một số văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy Luật an toàn thực phẩm của EU bao gồm những quy định gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. An toàn thực phẩm là gì?
An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Các văn bản pháp luật của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến
2. Luật an toàn thực phẩm của EU
Năm 1994, châu Âu thông qua Chỉ thị 93/43 về vệ sinh an toàn. Đây là văn bản pháp lý chung đầu tiên, yêu cầu các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm các sản phẩm của mình. Cụ thể, Chỉ thị 93/43 hướng dẫn các chủ thể sử dụng phương pháp Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), là một phương pháp giúp kiểm soát an toàn thực phẩm được phổ biến và trở thành bắt buộc trong Luật Thực phẩm chung châu Âu sau này. Phương pháp HACCP tương ứng với việc người sản xuất tự mình xây dựng một hệ thống kiểm soát an toàn nội bộ, thích hợp với khả năng và đặc thù sản xuất của mình. Nhờ xúc tiến HACCP, EU gián tiếp giảm tải việc sử dụng các quy chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia trên thị trường chung, tức quản lý trên cơ sở tư duy kiểm tra và phạt. Tư duy mới chuyển sang giám sát các quy trình kiểm soát nội bộ HACCP do tư nhân đề xuất và được chấp nhận. Tám năm sau, ngày 28/01/2002, Luật Thực phẩm chung “General Food Law” được ban hành.
Cách tiếp cận an toàn thực phẩm của EU “từ trang trại đến bàn ăn” bao gồm tất cả các lĩnh vực của chuỗi thức ăn chăn nuôi và thực phẩm. Luật Thực phẩm chung châu Âu về hình thức là một quy định, với số dẫn chiếu là (EC) 178/2002 , được cập nhật lần gần đây nhất vào ngày 26/5/2021. Đây là một văn bản pháp lý mà các nước thành viên phải triệt để tuân thủ, không có ngoại lệ.
Luật Thực phẩm chung quy định các nền tảng pháp lý cho vấn đề an toàn thực phẩm của EU, là văn bản khung quy định tất cả các nguyên tắc chung, bao gồm cả nguyên tắc phòng ngừa, các yêu cầu và thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm, và quản lý khủng hoảng. Các nước thành viên chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát thực phẩm để kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có tuân thủ các quy định về thực phẩm của EU.
- Phân tích mối nguy
- Kiểm tra – giám sát
- Trách nhiệm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Luật Thực phẩm chung cũng khai sinh Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), tách rời việc đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm khỏi việc quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm. EFSA được thành lập trên cơ sở hoàn toàn độc lập, không bị các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm giám sát, áp đặt quan điểm. Chính phủ các nước thành viên và của EU bảo vệ tuyệt đối sự trung lập trong việc đánh giá nguy cơ dựa trên cơ sở khoa học, không để công việc này bị các lợi ích kinh tế chi phối và can thiệp.
Ngoài Luật Thực phẩm chung (EC) 178/2002 , một số quy định chi tiết được luật triển khai là:
- Quy định (EC) 852/2004 về vệ sinh thực phẩm được ban hành năm 2004;
- Quy định (EC) 853/2004, về vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật được ban hành năm 2004;
- Quy định (EU) 2017/625 về về các biện pháp kiểm soát chính thức và các hoạt động chính thức khác được thực hiện để đảm bảo áp dụng Luật Thực phẩm và thức ăn gia súc, các quy tắc về sức khỏe và phúc lợi động vật, sức khỏe thực vật và các sản phẩm bảo vệ thực vật được ban hành năm 2017. Quy định này sửa đổi các quy định (EC) 999/2001, (EC) 396/2005, (EC) 1069/2009, (EC) 1107/2009, (EU) 1151/2012, (EU) 652/2014, (EU) 2016/429, (EU) 2016/2031, (EC) 1/2005, (EC) 1099/2009, các Chỉ thị 98/58/EC, 1999/74/EC, 2007/43/EC, 2008/119/EC, 2008/120/EC, và bãi bỏ các Quy định (EC) 854/2004, 882/2004, Chỉ thị 89/608/EEC, 89/662/EEC, 90/425/EEC, 91/496/EEC, 96/23/EC, 96/93/EC, 97/78/EC và Quyết định của Hội đồng 92/438/EEC.
Bên cạnh các quy định chính nêu trên, cơ sở pháp lý cho an toàn thực phẩm còn được điều chỉnh bởi các quy định về các ngưỡng an toàn cho phép, đó là:
- Quy định (EC) 1881/2006 về hàm lượng tối đa chất ô nhiễm trong thực phẩm được ban hành năm 2006;
- Quy định (EC) 396/2005 về ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm và thức ăn gia súc có nguồn gốc từ động thực vật được ban hành năm 2005;
- Quy định (EC) 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm được ban hành năm 2005.
Các quy định trong Luật Thực phẩm chung, các quy định về kiểm soát và vệ sinh thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tạo nên toàn bộ hệ thống luật thực phẩm EU. Việc sửa đổi các quy định thực phẩm hiện có của EU hoặc ban hành các quy định mới đều phải áp dụng các nguyên tắc nằm trong các quy định khung.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về Luật an toàn thực phẩm của EU, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình tìm hiểu pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận