Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Lương của cán bộ tư pháp xã là bao nhiêu? [2023]. Mời khách hàng cùng theo dõi.
1. Mức lương của cán bộ tư pháp xã
Năm 2022, bảng lương của cán bộ, công chức cấp xã tiếp tục thực hiện theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng, cụ thể:
Tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội đã quyết nghị về lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 23/2021/QH15 của Quốc hội.
Theo đó, với việc lùi thời điểm cải cách tiền lương thì lương cán bộ, công chức cấp xã sẽ tiếp tục thực hiện theo mức lương cơ sở.
Ngoài ra, Quốc hội cũng như Chính phủ không ban hành quy định mới về mức lương cơ sở, vì vậy năm 2022 tiếp tục thực hiện mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP .
Như vậy, bảng lương cán bộ, công chức cấp xã năm 2022 gồm:
(1) Bảng lương Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
(2) Bảng lương Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại Bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.
(3) Bảng lương Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên.
Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại Bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204.
2. Chức năng nhiệm vụ của cán bộ tư pháp xã
Trước đây, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp ở địa phương đã lần lượt được hướng dẫn tại các văn bản như: Thông tư liên tịch số 12/TTLB-BTP-BTCCBCP ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp – Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (hết hiệu lực ngày 23/6/2005), Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 5/5/2005 của Bộ Tư pháp – Bộ Nội vụ (hết hiệu lực ngày 12/6/2009).
Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tư pháp, Bộ Tư pháp – Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư Liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 thay thế các văn bản trên.
Tại Điều 7, Điều 8 Thông tư Liên tịch Bộ Tư pháp – Bộ Nội vụ số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009, công tác tư pháp ở Ủy ban nhân dân cấp xã và chức năng nhiệm vụ công chức tư pháp -hộ tịch cấp xã được quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp trên địa bàn, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị về công tác tư pháp ở cấp xã; theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan Tư pháp cấp trên.
3. Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, tổ dân phố phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
4. Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã với Phòng Tư pháp cấp huyện.
5. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cấp xã.
6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải trên địa bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.
7. Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
8. Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
11. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tư pháp được giao với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
Công chức Tư pháp – Hộ tịch ở cấp xã có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên
3. Câu hỏi thường gặp
Cán bộ xã là ai?
Cán bộ xã (công chức xã), phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội (Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).
Công chức cấp xã có các chức danh gồm những ai?
– Trưởng Công an;
– Chỉ huy trưởng Quân sự;
– Văn phòng – thống kê;
– Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
– Tài chính – kế toán;
– Tư pháp – hộ tịch;
+ Văn hóa – xã hội.
(Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP).
Theo đó, Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
– Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;
– Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là gì?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Quy định về cán bộ tư pháp – hộ tịch [2023]
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về cán bộ tư pháp xã [2023]
Nội dung bài viết:
Bình luận