Doanh nghiệp kiểm toán ngày nay có vai trò ngày càng quan trọng. Pháp luật quy định chi tiết về những hoạt động của công ty kiểm toán. Vậy theo quy định pháp luật, doanh nghiệp kiểm toán được hoạt động dưới các hình thức doanh nghiệp nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán. Mời các bạn tham khảo.
1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Hiểu đơn giản, kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.
Ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ đối với chủ thể doanh nghiệp được kiểm toán mà còn là căn cứ quan trọng của những nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.
2. Doanh nghiệp kiểm toán là gì?
Theo Luật Kiểm toán độc lập năm 2011:
Công ty Kiểm toán (hay còn gọi là công ty kiểm toán) là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán
Căn cứ vào Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định, các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân.
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.
Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.
Theo như quy định trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là những doanh nghiệp, đơn vị được kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Căn cứ vào Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định, theo đó, căn cứ vào loại hình doanh nghiệp để xác định điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
- Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP thì mức vốn pháp định của công ty TNHH hai thành viên trở lên là 5 tỷ đồng.
- Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
- Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.
- Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
- Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đối với công ty hợp danh
Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.
Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
- Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ.
- Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (tức 5 tỷ đồng)
- Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và vốn được cấp của chi nhánh tại Việt Nam không thấp hơn vốn quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thấp hơn các mức vốn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
5. Quy định về kiểm tra công ty kiểm toán
Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ, các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán.
Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền về chất lượng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật kiểm toán độc lập.
Bộ Tài chính được huy động kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề và các chuyên gia khác trong việc thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc huy động và bố trí người tham gia kiểm soát chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập hội đồng chuyên môn để tư vấn cho việc xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán và chất lượng kiểm toán.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 157/2014/TT-BTC định nghĩa kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán như sau:
Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán là việc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán và giám sát hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề trên cơ sở các quy định và thủ tục do cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 157/2014/TT-BTC định nghĩa kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán như sau:
Kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán là việc thực hiện các thủ tục để đánh giá về hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và đánh giá chất lượng của các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.
Nội dung kiểm soáy chất lượng dịch vụ kiểm toán:
- Kiểm tra việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ của doanh nghiệp kiểm toán.
- Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.
- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định khác của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật có liên quan, bao gồm:
+ Việc đăng ký và duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán;
+ Việc đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề;
+ Việc thực hiện kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng;
+ Việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và các nội dung khác có liên quan.
+ Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật có liên quan.
Trên đây là tất cả thông tin về Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận