Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư không 2024?

Hiện nay, có 03 loại giấy tờ có giá trị chứng minh về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của một người gồm: CMND 9 số; CMND 12 số và thẻ Căn cước công dân. Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định. Vậy Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư không? Mời bạn đọc cùng tham khải bài viết dưới đây.

Bị Mất Chứng Minh Nhân Dân Có Nguy Hiểm Không

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư không?

1. Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân (viết tắt CMND) là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng trên toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp.

Mẫu giấy chứng minh nhân dân của Việt Nam

Đặc điểm của chứng minh nhân dân

  • Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam được thống nhất trên toàn quốc và có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm. CMND bao gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa.
  • Mặt trước: ở bên trái từ trên xuống có hình Quốc huy đường kính 14mm; ảnh của người cấp CMND cỡ 20×30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: chữ “Giấy chứng minh nhân dân” (màu đỏ), số, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quê quán, nơi thường trú…
    Mặt sau: trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Bộ Công An Việt Nam hiện đang có kế hoạch xây dựng mẫu CMND mới (Căn cước Công dân) trong đó sẽ đưa nhóm máu và thể hiện bằng hai ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh.

Chung Minh Nhan Dan 9 S Bao Gio Het Han 2204160936

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư không?

Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân

Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp CMND.
Những người tạm thời chưa được cấp CMND: Là những người dưới 14 tuổi hoặc trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND, người đang mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Về mục đích sử dụng thì chứng minh nhân dân được sử dụng để điền vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn,… Hiện nay, trong đa số các loại giấy tờ, tài liệu đều cần thiết phải điền thông tin này.
Sau khi công dân được cấp mà có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.

Vậy trong trường hợp nào, công dân cần thay đổi chứng minh nhân dân. Theo đó, chứng minh nhân dân thay đổi trong các trường hợp sau:

  • Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số;
  • Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.

Hiện nay, đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
  • Bị mất Chứng minh nhân dân.

Theo quy định hiện hành, căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…

Tham khảo thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân.

2. Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư không?

Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về CMND, khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đổi CMND.

Như vậy, bạn đã chuyển hộ khẩu từ Hải Phòng vào Đồng Nai nên bạn phải thực hiện thủ tục đổi CMND.

Việc bạn vẫn sử dụng CMND cũ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các thủ tục hành chính cũng như giao dịch dân sự, do nơi đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và CMND của bạn khác nhau. Vì vậy, bạn phải đổi CMND trong thời gian sớm nhất.

Theo như tìm hiểu, từ ngày 01/01/2016, thẻ Căn cước công dân được triển khai cấp tại 16 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đó, Đồng Nai vẫn chưa thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân, dự kiến đến ngày 01/01/2020 sẽ triển khai cấp trên cả nước, hiện tại, Đồng Nai vẫn cấp CMND 9 số. Thủ tục đổi CMND như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi CMND;

- Xuất trình hộ khẩu thường trú;

Bước 2: Tới Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an cấp huyện nộp hồ sơ đã chuẩn bị và thực hiện:

- Khai Tờ khai cấp CMND (theo mẫu có sẵn);

- Chụp ảnh hoặc nộp ảnh 3x4 và in vân tay 02 ngón trỏ;

- Nộp lại CMND cũ;

- Nhận Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả.

Do đầu số CMND của Hải Phòng và Đồng Nai khác nhau nên bạn chủ động yêu cầu cơ quan công an cấp giấy xác nhận đã đổi Giấy CMND mang số cũ bằng Giấy CMND mang số mới hiện nay.

Khi thực hiện các giao dịch với các giấy tờ đã ghi số CMND cũ, cần kèm theo giấy xác nhận CMND mang số cũ đã được đổi bằng CMND mang số mới.

Bước 3: Tới ngày hẹn đến nhận CMND mới.

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại Sổ đỏ?

Việc thay đổi hộ khẩu thường trú là một trong những trường hợp thay đổi thông tin về người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).

Theo Điều 85 Nghị định số 43/2014 khi thay đổi địa chỉ thường trú người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai chứ không phải làm lại Sổ đỏ.

Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT sửa đổi tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, thì việc xác nhận thay đổi số Giấy CMND trên Sổ đỏ đã cấp được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không bắt buộc.

Việc xác nhận thay đổi thông tin về số Giấy CMND, số thẻ Căn cước công dân, trên Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, bạn nên đồng thời xác nhận thay đổi số CMND trên Sổ đỏ khi đăng ký biến động đất đai.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư không? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thực hiện các công việc cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề liên quan đến chứng minh nhân dân hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo