Làm giả giấy chứng nhận hàng hóa tiếng anh bị phạt không?

Giấy chứng nhận xuất xứ là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Vậy làm giả giấy chứng nhận hàng hóa tiếng anh có bị phạt không? ACC mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau:

Làm Giả Giấy Chứng Nhận Hàng Hóa Tiếng Anh Bị Phạt Không

Làm giả giấy chứng nhận hàng hóa tiếng anh bị phạt không?

1. Giấy chứng nhận hàng hóa là gì ?

Giấy chứng nhận hàng hóa hay Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm mục đích xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của quốc gia xuất khẩu và cả quốc gia nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu đơn giản rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

Nếu là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp chủ hàng được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch từ vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá đáng kể.

Chứng từ C/O có thể không được xem là một chứng từ chính thức, khi nó được chính người xuất khẩu cấp.

Đa phần, nước nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng chứng từ chính thức là bắt buộc, ví dụ như đối với vận tải hàng theo Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ hoặc để nhận được ưu đãi thuế quan từ các nước nhập khẩu về việc nhập hàng sản xuất/chế biến từ các nước kém phát triển tới các nước phát triển (thường được gọi là C/O mẫu A hay GSP form A, viết tắt từ Generalized System of Preferences Form A C/O: C/O form A của Hệ thống ưu đãi phổ cập).

Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của quốc gia nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.

2. Làm giả giấy chứng nhận hàng hóa tiếng anh có bị phạt không?

Câu trả lời là có.

Giấy tờ giả là các loại giấy tờ không được cấp đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định. Giấy tờ giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà chỉ được làm ra với hình thức giống như giấy tờ thật; mục đích nhằm lừa dối các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.

Tùy theo từng mức độ mà hành vi làm giả giấy chứng nhận xuất xứ tiếng anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính và có thể kèm theo hình phạt bổ sung.

3. Mức phạt hành chính đối với hành vi làm giả giấy chứng nhận hàng hóa tiếng anh

Theo điểm b khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 44 Nghị định 98/2020/NĐ-CP  quy định hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Theo đó, cá nhân làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa đến 50 triệu đồng. Bên cạnh đó còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

4. Mức phạt hình sự đối với hành vi làm giả giấy chứng nhận hàng hóa tiếng anh

Người nào có hành vi làm giả giấy chứng nhạn xuất sứ tiếng anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

* Khung 1:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

* Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

– Có tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

– Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

* Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là bài viết Làm giả giấy chứng nhận xuất xứ tiếng anh có bị phạt không? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo