Kinh nghiệm mở quán bia hơi hiệu quả thành công 100%

Uống bia dần trở thành thú vui quen thuộc của giới trẻ Việt. Thực khách chọn uống bia vào nhiều dịp, mỗi dịp có một ý nghĩa và cách tận hưởng rất riêng: giải lao sau những giờ làm, tụ tập hội họp bạn bè trong những dịp quan trọng hoặc đơn giản uống bia trong bữa ăn gia đình để thêm gắn kết. Vì thế mở quán bia hơi chính là mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Thị trường có quy mô lớn, tiềm năng cao là vậy nhưng không phải cứ mở quán sẽ thu về lợi nhuận cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách cả đông lẫn hè chủ quán nên tham khảo và áp dụng cho quán của mình để gia tăng doanh thu.

I. Đánh giá cơ hội kinh doanh và thời điểm thích hợp mở quán bia hơi

Lượng tiêu thụ rượu, bia ở Việt Nam vẫn luôn tăng mạnh (kể cả trong thời gian dịch bệnh 2021). Lượng tiêu thụ ở nông thôn còn cao hơn ở thành thị. Từ bức tranh tổng quan về thị trường để thấy mở quán bia hơi luôn là ý tưởng kinh doanh tiềm năng, bao gồm mở quán bia hơi bình dân tại nông thôn và thành thị.

Việt Nam là nước có mức tiêu thụ bia rượu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mức tiêu thụ bia tính đến năm 2022 là 2,2% thị trường toàn cầu, tương đương 3,8 triệu lít bia hàng năm. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường tiêu thụ bia hơi lớn, sức mua mạnh mà là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho các chủ quán.

Bia là thức uống giải khát và thường tăng cao vào giai đoạn nắng nóng cao điểm. Do đó để thu được lợi nhuận cao, bạn nên chuẩn bị mở quán vào khoảng tháng 4, 5 để những tháng hè nắng nóng (6, 7, 8) bùng nổ doanh số. Hãy lên kế hoạch kỹ càng về việc thuê địa điểm, giới thiệu, quảng bá và chuẩn bị trước khoảng 15 – 30 ngày nếu bạn muốn việc mở quán bia hơi diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

II. Chi phí mở quán bia hơi là bao nhiêu?

Việc mở quán bia hơi đòi hỏi một số loại chi phí cần xem xét trước khi bắt đầu kinh doanh. Để dự trù được khoản chi phí cần phải bỏ ra để mở quán bia hơi, bạn cần lập kế hoạch tài chính cụ thể để cân đo các loại chi phí sao cho phù hợp. Một số hạng mục chi phí cố định phải kể đến như: 

1. Mặt bằng kinh doanh quán bia

Bạn có sẵn mặt bằng hay đi thuê?

Nếu có sẵn mặt bằng thì rất tiện lợi, chủ động được việc thiết kế và tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi nếu đi thuê mặt bằng kinh doanh ở thành phố, những nơi dân cư đông đúc ngân sách sẽ khoảng 10 – 20 triệu và thường phải cọc từ 3 – 6 tháng tiền nhà. Còn nếu kinh doanh quán bia hơi bình dân ở nông thôn thì tiền thuê nhà sẽ ít hơn, dao động khoảng 5 – 7 triệu. Tiền mặt bằng kinh doanh bia hơi khoảng 60 – 100 triệu đồng. Ngoài ra, tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn sẽ lựa chọn mặt bằng có diện tích và mức giá thuê khác nhau. Trung bình mức chi phí thuê mặt bằng sẽ chiếm khoảng 10 - 15% tổng chi phí. Các loại hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nên ký trong khoảng thời gian 3 - 5 năm để hạn chế các trường hợp chủ nhà đòi lại mặt bằng khi quán vừa đi vào hoạt động ổn định.

images-content-phap-ly-24-2

2. Đầu tư cơ sở vật chất

Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô và ý tưởng của quán bia bạn dự định mở.. Ngoài việc cải tạo không gian, trang trí biển bảng đơn giản thì bạn cần mua sắm nội thất quán bia hơi như: tủ lạnh, kệ bàn ghế, quầy thanh toán, các thiết bị bảo quản – chiết rót, thiết bị bếp….

Nếu quán quy mô nhỏ (10 – 15 bàn) thì có thể khoảng 50 – 60 triệu. Còn với quán quy mô lớn hoặc nhà hàng bia hơi sang trọng thì ngân sách lên tới vài trăm triệu đồng.

images-content-phap-ly-26-2

3. Chi phí nhập nguyên liệu, thực phẩm, đồ uống

Quán bia hơi không chỉ bán mỗi bia, vì vậy ngoài đầu tư chi phí mua sắm các loại bia, bạn cũng phải chuẩn bị cả nguyên liệu cho các món nhậu ăn kèm. Những món ăn kèm ngon, chất lượng cũng là một yếu tố giúp quán giữ chân khách hàng.

Nguyên liệu xoay vòng mỗi ngày ít nhất khoảng 20 – 30 triệu đồng với đặc thù quán bia cần đa dạng các món nhậu.

images-content-phap-ly-28-2

2.4. Chi phí thuê nhân viên 

Tùy từng vị trí hoặc làm fulltime/part-time sẽ có mức lương tương ứng. Bạn có thể tham khảo thị trường và dựa trên ngân sách, đầu việc của từng vị trí để trả lương cho nhân viên. Ví dụ đầu bếp cơ bản lương khoảng 10 – 12 triệu/tháng, nhân viên phục vụ từ 5 – 6 triệu/tháng, nhân viên part-time làm theo giờ mức lương khoảng 25 – 30k/giờ.

images-content-phap-ly-30-2

2.5. Ngân sách quảng cáo, khuyến mãi

Để thu hút khách hàng, quán bia của bạn cần tổ chức các chương trình khuyến mãi, quảng cáo online hoặc phát voucher, treo banner. Ngân sách marketing khoảng 10 – 20 triệu/tháng.

images-content-phap-ly-33

III. Kinh nghiệm kinh doanh mở quán bia hơi hiệu quả 

1. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

Lập kế hoạch kinh doanh là công việc đầu tiên phải làm khi bạn muốn kinh doanh bất loại hình nào. Kế hoạch kinh doanh bao gồm mục tiêu, chi phí và các công việc cần triển khai.

Lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn xác định được hướng đi của mình trong thời gian tiếp theo và đánh giá hiệu quả triển khai. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, khả năng thành công càng cao.

2. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Chọn địa điểm kinh doanh gần khu vực tập trung đông dân cư, gần cơ quan văn phòng lớn, khu công nghiệp… thuận tiện đi lại và có bãi đỗ xe là những ưu thế. Khách hàng đến với quán bia thường đi theo hội nhóm. Vì vậy, bạn cần thiết kế khu vực để xe rộng rãi để khách gửi xe được thuận tiện hơn. Địa điểm quán của bạn nằm trong những khu vực ít tắc đường nhưng không quá hoang vắng cũng là một ưu thế kinh doanh rất lớn.

Nên chú ý tới vấn đề hợp đồng pháp lý, cho thuê dài hạn tránh tình huống phải trả mặt bằng khi hoạt động kinh doanh vừa đi vào ổn định. Nếu bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh thì có thể tận dụng không gian tầng 1 để phục vụ kế hoạch mở quán rất tiện lợi.

3. Lựa chọn thương hiệu bia ngon, uy tín

Bia hơi thường được bán và tiêu thụ trong vòng một vài ngày, quá trình tạo ra bia hơi trải qua công đoạn thanh trùng nhanh bằng hơi nóng nhiệt độ cao, điều kiện bảo quản được ít ngày. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bia hơi được người tiêu dùng ưa chuộng như Bia hơi Hà Nội, Bia hơi Sài Gòn, Bia hơi Việt Hà,…

Thông thường, rất ít quán bia phục vụ đồng thời sản phẩm đến từ 2 hãng bia. Bởi vậy, để công việc kinh doanh thuận lợi, bạn cần chủ động lựa chọn một nhà sản xuất được đánh giá cao, đảm bảo nguồn hàng chất lượng, đều đặn.

Các thương hiệu bia lớn cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi như hỗ trợ thiết bị bảo quản – chiết rót, tặng bom bia mừng khai trương, biển hiệu… Bạn nên tham khảo những thông tin này để đưa ra quyết định phù hợp.

4. Lựa chọn thiết bị bảo quản – chiết rót bia

Bia hơi là loại thực phẩm đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó khi kinh doanh quán bia cần chú ý bảo quản tối ưu. Bạn có thể sử dụng đá cây để ủ lạnh bom bia trong thùng bảo ôn. Cách thức này sẽ giúp bạn cắt giảm được một khoản chi phí đáng kể ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên về lâu dài nên đầu tư thiết bị bảo quản – chiết rót chuyên dụng để đảm bảo chất lượng bia, tăng tốc độ phục vụ, hạn chế tối đa hao phí do bia chua hỏng, bia bọt.

5. Xây dựng thực đơn quán bia nhậu bình dân

Trước khi xây dựng thực đơn, chủ kinh doanh bia hơi hãy xác định rõ mô hình mà mình kinh doanh là quán bia bình dân, nhà hàng bia hay bia club,... để xây dựng thực đơn cho phù hợp.

Menu quán bia thường chia ra làm 2 phần chính, đồ uống và các món ăn kèm. Các món đồ uống chính vẫn là các loại bia tươi, bia hơi, bia thủ công, bia lon,... Bên cạnh đó, quán có thể đa dạng thêm các loại đồ uống như nước ngọt, nước có ga, nước ép,... để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng. Các món chính như lẩu, nướng, cơm rang, rau xào… các món phụ như lạc rang, lạc luộc, giò 7 phút, đậu phụ, dưa chuột, củ đậu… Những món ăn nhậu thường sẽ hơi mặn hơn những món ăn thông thường để thực khách uống bia cảm thấy vừa vị hơn.

6. Chuẩn bị các giấy tờ kinh doanh cần thiết

Khi kinh doanh bất kỳ loại hình nào, giấy tờ kinh doanh đều là điều cần thiết và bắt buộc bạn phải trang bị cho cửa hàng của mình. Điều này giúp bạn tránh gián đoạn kinh doanh khi lực lượng cơ quan chức năng kiểm tra và đảm bảo sự uy tín cho thương hiệu. Một số giấy tờ kinh doanh cần thiết như giấy đăng ký kinh doanh, an toàn cháy nổ, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,...

7. Lựa chọn phần mềm quản lý quán nhậu và thiết bị bán hàng

Các quán bia hơi vào giờ cao điểm thường rất đông khách, khó quản lý. Vì thế, kinh nghiệm khi mở quán bia hơi nên đầu tư cho quán phần mềm quản lý quán nhậu để kiểm soát nguyên liệu sơ chế, quản lý món ăn và nâng cao chất lượng dịch vụ.

IV. Một số câu hỏi thường gặp

1. Cách lên kế hoạch kinh doanh quán bia hơi?

Khi lên kế hoạch kinh doanh quán bia hơi, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tên quán, hình thức kinh doanh, quy mô quán.
  • Menu đồ ăn, thức uống.
  • Giá cả, chính sách khuyến mãi.
  • Dự toán chi phí đầu tư.
  • Các chiến lược marketing.

2. Cách tìm kiếm nguồn hàng quán bia hơi?

Khi tìm kiếm nguồn hàng quán bia hơi, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chất lượng đảm bảo.
  • Giá cả cạnh tranh.
  • Giao hàng nhanh chóng.

3. Cách tuyển dụng và đào tạo nhân viên quán bia hơi?

Khi tuyển dụng và đào tạo nhân viên quán bia hơi, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyển dụng nhân viên có ngoại hình ưa nhìn, thái độ tốt với khách hàng.
  • Đào tạo nhân viên về kiến thức về bia hơi, kỹ năng phục vụ khách hàng.
  • Đào tạo nhân viên về quy trình vận hành quán bia hơi.

4. Cách quản lý tài chính quán bia hơi?

Khi quản lý tài chính quán bia hơi, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lập bảng thu chi chi tiết.
  • Theo dõi tình hình kinh doanh của quán.
  • Đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa chi phí.

5. Ngoài những kinh nghiệm mở quán bia hơi ở trên còn cần lưu ý những gì? 

Ngoài những bước nêu trên, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo quán bia hơi của bạn thành công:

  • Chú trọng chất lượng đồ ăn, thức uống: Đồ ăn, thức uống là sản phẩm chính của quán bia hơi, do đó bạn cần đảm bảo chất lượng để thu hút khách hàng.
  • Tạo không gian quán thoải mái, thân thiện: Không gian quán bia hơi cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn cần tạo không gian quán thoải mái, thân thiện để khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng những giây phút vui vẻ bên bạn bè, người thân.
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quán bia hơi. Bạn cần chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình để họ có ấn tượng tốt về quán và quay trở lại lần sau.

Trân đây là một số kinh nghiệm và lưu ý để mở tiệm kinh doanh bia hơi hiệu quá nhất. Chúc các bạn thành công! 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo