Kinh doanh thuốc lá không có giấy phép sẽ bị phạt như thế nào?

Kinh doanh thuốc lá là một ngành nghề đặc biệt, được Nhà nước quản lý chặt chẽ bởi tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Việc kinh doanh thuốc lá không có giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt. Hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu về việc kinh doanh thuốc lá mà không có giấy phép sẽ bị phạt như thế nào

kinh-doanh-thuoc-la-khong-co-giay-phep-se-bi-phat-nhu-the-nao

Kinh doanh thuốc lá không có giấy phép sẽ bị phạt như thế nào?

1. Kinh doanh thuốc lá không có giấy phép sẽ bị phạt như thế nào?

Thuốc lá là sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nên việc kinh doanh thuốc lá phải đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định, đặc biệt là điều kiện về giấy phép kinh doanh.

Việc không có giấy phép bán lẻ thuốc lá hay giấy phép kinh doanh thuốc lá mà vẫn thực hiện kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi này nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt kinh doanh thuốc lá không có giấy phép, cụ thể là trách nhiệm hành chính. Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh thuốc lá không có giấy phép kinh doanh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính tương tự áp dụng mức phạt tiền gấp đôi mức phạt đối với cá nhân. 

Như vậy, tổ chức vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh thuốc lá có thể bị phạt tối đa lên đến 30.000.000 đồng.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép mua bán thuốc lá

Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP) quy định cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá như sau:

Điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có tối thiểu từ 02 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá trở lên);

+ Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá;

+ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 100 m2 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;

+ Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 02 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;

+ Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 02 tỷ Việt Nam đồng trở lên);

+ Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều kiện cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);

+ Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá;

+ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;

+ Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;

+ Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);

+ Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

+ Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên;

+ Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;

+ Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá gồm những gì?

1RPpWBs2zCguX8jkLnJUJq6Edqpmy5GQv=k

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

+ Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;

+ Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

- Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;

- Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.

+ Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (trường hợp xin cấp lại giấy phép):

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá khác, các khoản thuế đã nộp;

- Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối.

+ Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá;

+ Hồ sơ về phương tiện vận tải, bao gồm: Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận tải (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm);

+ Hồ sơ về năng lực tài chính: Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng);

+ Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng), bao gồm:

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

- Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

+ Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

+ Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

- Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;

- Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.

+ Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá khác, các khoản thuế đã nộp;

- Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối.

+ Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn;

+ Hồ sơ về phương tiện vận tải, bao gồm: Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận tải (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm);

+ Hồ sơ về năng lực tài chính: Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng);

+ Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng), bao gồm:

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

- Bản tự cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

+ Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;

+ Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

- Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;

- Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.

4. Tổ chức, cá nhân mua bán thuốc lá có cần được cấp phép hay không?

Tại Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về nội dung quản lý kinh doanh thuốc lá như sau:

Quản lý kinh doanh thuốc lá

  1. Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá bán tối thiểu đối với thuốc lá điếu tiêu thụ tại Việt Nam.
  3. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó kinh doanh mua bán thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy tổ chức, cá nhân mua bán thuốc là phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

5. Cấm kinh doanh những loại thuốc lá nào?

Hiện nay, tại Việt Nam, không cấm hoàn toàn kinh doanh thuốc lá. Tuy nhiên, có một số loại thuốc lá bị cấm kinh doanh, bao gồm:

  • Thuốc lá điếu nhập lậu
  • Thuốc lá giả
  • Thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Thuốc lá có hàm lượng nicotine, hắc ín cao

Tóm lại, hiện nay, tại Việt Nam, không cấm hoàn toàn kinh doanh thuốc lá. Tuy nhiên, có một số loại thuốc lá bị cấm kinh doanh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Thuốc lá nhập lậu có được kinh doanh hay không?

Không. Việc kinh doanh thuốc lá nhập lậu được xem là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật theo Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

6.2. Kinh doanh thuốc lá không có giấy phép có bị phạt không?

Có. Kinh doanh thuốc lá mà không có giấy phép do Phòng Công thương cấp sẽ bị xử phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức xử phạt đối với cá nhân còn tổ chức thì gấp đôi (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Đồng thời buộc nộp lại số lợi thu được.

6.3. Có bị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu vi phạm về kinh doanh thuốc lá không?

Có. Theo  Điều 43 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể thu hồi giấy phép kinh doanh nếu phát hiện vi phạm trong hoạt động kinh doanh thuốc lá.

Như vậy, việc kinh doanh thuốc lá mà không có giấy phép có thể đối diện với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Để tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi tại Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo