Thủ tục làm Giấy phép kinh doanh Sữa

Sữa là một trong những loại thực phẩm được pháp luật quy định nghiêm ngặt trong kinh doanh. Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm, kinh doanh sữa là loại hình kinh doanh có điều kiện. Tức là nếu muốn việc kinh doanh của bạn đi vào hoạt động hợp pháp; hạn chế các rủi ro về pháp lý thì phải đủ các điều kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đây là những thủ tục cần thiết khi bạn muốn đăng ký cấp giấy phép kinh doanh sữa.Giấy phép kinh doanh sữa

Giấy phép kinh doanh sữa

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

  • Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện; loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

2. Điều kiện kinh doanh sữa

Để được kinh doanh sữa thì bạn cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm:

  • Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Nếu là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp;
  • Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng; sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.

3. Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh sữa

thu-tuc-xin-giay-phep-dang-ky-kinh-doanh-sua
Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh sữa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh sữa

Đối với doanh nghiệp

Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
    • Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền; Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền.
    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ.

Đối với hộ kinh doanh

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

Bước 2: Nơi nộp hồ sơ

  • Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bao gồm: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tùy vào loại hình muốn kinh doanh mà lựa chọn phù hợp như sau:

    • Đối với loại hình doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;
    • Đối với loại hình Hộ kinh doanh cá thể: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại;
  • Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sữa, chủ kinh doanh cần phải thực hiện thêm một số thủ tục khác mới có thể tiến hành kinh doanh sữa.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh sữa

thu-tuc-xin-cap-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-khi-kinh-doanh-sua

Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh sữa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Phải có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ;
  • Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất; dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
  • Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm; sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;
  • Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
  • Danh mục các thiết bị được sử dụng trong cơ sở sản xuất nhằm kiểm tra những thiết bị đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất hay không;
  • Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Nơi nộp hồ sơ

Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

  • Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ; Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Chi cục hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm cho Tổ chức nếu đạt yêu cầu;

Bước 3: Trường hợp chưa đạt yêu cầu

Trường hợp thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng); nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

5. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh sữa

  • Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ Chiếu passport của các thành viên sáng lập.
  • Đối với một số ngành nghề có điều kiện, ACC sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị thêm giấy tờ.

6. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh sữa của ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận kinh doanh sữa; tỷ lệ ra được giấy phép rất cao.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý; tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

7. Những câu hỏi thường gặp

Lệ phí xin Giấy phép kinh doanh sữa là bao nhiêu?

  • Lệ phí xin giấy phép kinh doanh sữa có thể khác nhau tùy theo từng địa phương và quy định cụ thể. Thông thường, lệ phí này sẽ được công bố rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Giấy phép kinh doanh sữa có thời hạn bao lâu?

  • Thời hạn của giấy phép kinh doanh sữa thường là 3 năm. Sau khi hết hạn, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục gia hạn để tiếp tục kinh doanh.

Nếu không có Giấy phép kinh doanh sữa thì có bị xử phạt không?

  • Nếu không có giấy phép kinh doanh sữa, cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động kinh doanh, hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Thủ tục làm Giấy phép kinh doanh Sữa. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo