Thủ Tục Quy Định Về Giấy Phép Kinh Doanh Ngũ Cốc 2023 - Quy Trình Trọn Vẹn

Bột ngũ cốc giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa tăng cân, béo phì, giúp phục hồi độ căng mịn của làn da, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa và làm mau lành các vết thương. Bên cạnh đó, bột ngũ cốc còn được bổ sung thêm can xi và các vitamin C, B1, B2, B6, B12 giúp thúc đẩy quá trình sản sinh năng lượng cho cơ thể, là thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em, người già, người lớn trong thực đơn mỗi ngày. Bài viết cung cấp dịch vụ, thông tin về giấy phép kinh doanh ngũ cốc (thủ tục 2023).

Giấy phép kinh doanh ngũ cốc
Giấy phép kinh doanh ngũ cốc

1. Khái niệm

  • Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện; loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

2. Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh ngũ cốc

  • Đầu tiên, cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty Cổ phần, công ty TNHH hoặc hộ kinh doanh cá thể… để có Giấy phép kinh doanh (Trích đúng mã ngành nghề cấp 4 trong hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam).
  • Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có của khi kinh doanh; sản xuất ngành thực phẩm nói chung và ngũ cốc nói riêng để cơ quan nhà nước có thể kiểm tra xem xét cũng như xác nhận cơ sở đủ điều kiện để sản xuất kinh doanh.
  • Tự công bố chất lượng sản phẩm ngũ cốc.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh ngũ cốc

3.1. Đối với Hộ kinh doanh cá thể

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, nội dung doanh bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử; số vốn kinh doanh, số lao động,… Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt hộ kinh doanh cá thể
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh; Trong trường hợp nhiều người (một nhóm người) cùng thành lập hộ kinh doanh thì cần phải có biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh
  • Bản sao có công chứng hoặc có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc nơi đặt địa điểm kinh doanh; Giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (có công chứng) nếu Hộ kinh doanh của bạn thuê địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng không có công chứng thì bạn phải nộp bản sao (có công chứng) quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của người cho thuê mặt bằng.

3.2. Đối với Doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm những giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp. 
  • Danh sách các thành viên cổ đông công ty tùy vào loại hình doanh nghiệp (danh sách thành viên đối với công ty TNHH hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần). Nếu có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì cần có thêm Danh sách các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư
  • Các tài liệu, giấy tờ khác (nếu có).
  • Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân/chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (giấy ủy quyền không cần chứng thực ở Ủy ban nhân dân xã, phường)
  • Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân/chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức.

3.3. Nhận kết quả

  • UBND cấp xã cấp giấy phép kinh doanh cho Hộ kinh doanh.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh/Phòng kế hoạch – đầu tư sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho Doanh nghiệp.
  • Nếu sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo về việc yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kinh doanh ngũ cốc

4.1. Điều kiện để xin giấy phép

  • Xây dựng và duy trì được hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng để kiểm soát được quá trình sản xuất; lưu thông sản phẩm làm sao cho mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng; an toàn với người sử dụng như tiêu chuẩn đã công bố;
  • Cơ sở được thiết kế, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng; dễ vệ sinh, tránh gây nhầm lẫn, bụi bẩn, ô nhiễm… gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Hồ sơ, tài liệu phải được lưu đầy đủ, hoạt động sản xuất phải làm theo đúng quy trình nghiêm ngặt; ghi chép đầy đủ kết quả quy trình thực hiện.
  • Trong cơ sở phải có bộ phận kiểm soát chất lượng, sản phẩm phải ổn định; sản phẩm phải được thử nghiệm trước khi xuất ra thị trường.

4.2. Trình tự thực hiện

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chi trả phí thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Phải có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điêu kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);
  • Danh mục các thiết bị được sử dụng trong cơ sở sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất hay không;
  • Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất;
  • Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng; người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.

4.3. Thời hạn sử dụng Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp;
  • Khi kinh doanh ngũ cốc phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn để có thể tiếp tục thực hiện việc kinh doanh của mình.

5. Tự công bố chất lượng sản phẩm khi kinh doanh ngũ cốc

5.1. Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025; gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Nhãn dự thảo (đối với thực phẩm sản xuất trong nước);
  • Nhãn chính sản phẩm và nhãn phụ sản phẩm (đối với thực phẩm nhập khẩu).

5.2. Trình tự thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm

  • Doanh nghiệp, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp, cá nhân. Nộp 1 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiêp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định;
  • Ngay sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất; kinh doanh sản phẩm và chịu hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Cơ quan tiếp nhận đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

6. Báo giá dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh ngũ cốc của ACC

  • Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh ngũ cốc trọn gói từ 5.000.000 đồng. Giá bao gồm:
    • Lệ phí nhà nước
    • Phí dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép
    • Con dấu tròn công ty
    • Chữ ký số 3 năm
    • Phần mềm hóa đơn điện tử (Có 100 số hóa đơn)
    • Khai báo thuế ban đầu
    • Đăng ký tài khoản nộp thuế điện tử
    • Thông báo mẫu dấu
    • Đăng ký tài khoản ngân hàng cho cty
    • Thông báo tài khoản ngân hàng
    • Đăng ký phát hành hóa đơn

Lưu ý: Phí trên chưa bao gồm lệ phí môn bài. Doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản công ty. ACC sẽ đại diện nộp lệ phí cho khách hàng.

  • Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh ngũ cốc trọn gói từ 2.000.000 đồng.

7. Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ngũ cốc

  • Sau khi liên hệ tư vấn thành công, ACC sẽ hỗ trợ triển khai hoàn thành các thủ tục thành lập công ty trong thời gian 05 – 07 ngày làm việc.
    • 02 ngày để ACC tư vấn, tổng hợp hồ sơ của khách hàng, lấy chữ ký và nộp cho sở Kế hoạch và Đầu tư.
    • 03 – 05 ngày làm việc để sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đối chiếu và cấp giấy phép kinh doanh cho khách hàng.

8. Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh ngũ cốc của ACC

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

9. Câu hỏi bạn thường vướng mắc về đăng ký giấy phép kinh doanh ngũ cốc

Khách hàng cần cung cấp gì khi đăng ký giấy phép kinh doanh ngũ cốc?

  • Khách hàng chỉ cần cung cấp CMND/CCCD/Hộ chiếu cho ACC. ACC sẽ hoàn thiện tất cả các hồ sơ còn lại.

Chi phí trọn gói khi đăng ký giấy phép kinh doanh ngũ cốc là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ trọn gói:
    • Đối với thành lập loại hình công ty: 5.000.000 đồng.
    • Đối với hộ kinh doanh: 2.000.000 đồng.

Chi phí xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ trọn gói là từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng. Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày.

Có xuống cơ sở khảo sát không?

  • Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Đăng Ký Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Thực Phẩm Sạch

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh

Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm (Quy trình trọn vẹn)

Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền?

Dịch Vụ Làm Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

Thủ Tục Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Đối Với Nhà Hàng

Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Quán Ăn 2020

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (892 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo