Kinh doanh karaoke không giấy phép bị xử phạt thế nào?

Kinh doanh karaoke phổ biến những năm gần đây bởi tính chất giải trí và thỏa mãn đời sống tinh thần của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong hoạt động karaoke có nhiều mặt tiêu cực mà nếu Nhà nước không quản lý tốt, sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Do vậy, kinh doanh karaoke không có giấy phép bị xử phạt thế nào? Luật ACC sẽ giải đáp cho các bạn thông qua bài viết dưới đây. 

kinh-doanh-karaoke-khong-giay-phep-bi-xu-phat-the-naoKinh doanh karaoke không giấy phép bị xử phạt như thế nào?

1. Kinh doanh karaoke có cần giấy phép không?

Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện thường áp dụng đối với các ngành nghề có điều kiện mà Chính phủ quy định, trong đó, có dịch vụ karaoke, vũ trường.

Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật.

Khoản 1, Điều 3, Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, kinh doanh karaoke là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tại số thứ tự 195, Phụ lục IV, Luật Đầu tư năm 2020 và cần phải có giấy phép để được hoạt động trên thực tế.

>> Xem chi tiết Mẫu giấy phép kinh doanh karaoke mới nhất như thế nào? để biết thêm về những thông tin bắt buộc trong giấy phép kinh doanh karaoke

2. Kinh doanh karaoke không có giấy phép bị xử phạt thế nào?

2.1 Đối với kinh doanh karaoke không có giấy phép

Như đã nói ở trên, giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke là bắt buộc thực hiện áp dụng khi cá nhân, tổ chức thực hiện trên thực tế. Nghị định 38/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2021, thay thế các văn bản và quy định hết hiệu lực thi hành tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/ 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo đã quy định vi phạm xử phạt tại Điểm a, Khoản 7, Điều 15 như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối hành vi kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định

Như vậy, kinh doanh karaoke không có giấy phép bị xử phạt bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định trên.

2.2 Đối với hành vi không đảm bảo điều kiện an ninh trật tự trong hoạt động kinh doanh

Được quy định tại Điều 11, Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

2.3 Đối với hành vi không đảm bảo yêu cầu quy định về phòng cháy chữa cháy

Được quy định tại Điều 36, Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào sử dụng không đảm bảo một trong các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình không thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, nếu vi phạm cả 03 hành vi trên, mức phạt của chủ thể kinh doanh có thể rơi vào mức phạt là khoảng 36.500.000 đồng.

kinh-doanh-karaoke-khong-co-giay-phep-bi-xu-phat-the-nao

Kinh doanh karaoke không có giấy phép bị xử phạt thế nào?

>> Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh karaoke, đừng bỏ lỡ Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh karaoke tại ACC nhanh chóng, uy tín

3. Trách nhiệm chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke

Chỉ sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành mà không thuộc trường hợp các bài hát bị cấm.

Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.

Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu nếu doanh nghiệp có buôn bán rượu trong quán karaoke.

Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá nếu chủ thể kinh doanh thuốc lá hoặc cho phép người sử dụng sử dụng thuốc lá.

Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan để đảm bảo an toàn của phòng karaoke.

Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke phải phải tuân theo các quy định sau đây:

  • Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke có trách nhiệm:
  • Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
  • Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.

Nếu như không đáp ứng được điều kiện trên, thì cá nhân, tổ chức khi kinh doanh cũng được xác định là vi phạm.

4. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh karaoke trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp kinh doanh karaoke có thể bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau, theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 54/2019/NĐ-CP:

  • Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cấp phép kinh doanh nhưng sử dụng tài liệu giả hoặc khai báo thông tin không trung thực.
  • Vi phạm điều kiện kinh doanh gây thiệt hại nghiêm trọng: Các vi phạm về an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy hoặc quy định khác dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, hoặc tài sản của khách hàng.
  • Không hoạt động kinh doanh trong 12 tháng liên tục: Doanh nghiệp được cấp phép nhưng không tiến hành hoạt động kinh doanh trong vòng 12 tháng liên tiếp.
  • Không tạm dừng kinh doanh khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền: Trường hợp cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng để kiểm tra, xử lý vi phạm, nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng yêu cầu.
  • Không khắc phục vi phạm sau thời hạn tạm dừng kinh doanh: Sau thời gian bị yêu cầu tạm dừng để khắc phục vi phạm, nếu doanh nghiệp không hoàn thành hoặc khắc phục không đầy đủ, giấy phép có thể bị thu hồi.
  • Tái phạm vi phạm trong vòng 2 năm: Sau khi được cho phép hoạt động trở lại, nếu doanh nghiệp tái phạm các lỗi đã từng vi phạm trong thời gian 2 năm kể từ ngày kết thúc tạm dừng kinh doanh, giấy phép sẽ bị thu hồi.
doanh-nghiep-bi-thu-hoi-giay-phep-kinh-doanh-karaoke-trong-truong-hop-nao

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh karaoke trong trường hợp nào?

>> Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh karaoke, đọc giả tham khảo bài viết liên quan đến Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh karaoke để hiểu rõ được chi tiết các bước thực hiện

5. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh karaoke

Bước 1: Đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bao gồm các điều kiện sau:

  • Cá nhân, tổ chức phải là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.
  • Không được phép đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke với giấy tờ:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP).
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Bước 3: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể qua các bước:

  • Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện theo quy định và cấp Giấy phép (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019). Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo cách trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính. Thời gian làm việc như nhau, 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và mức phí được cụ thể hóa bao gồm:

  • Chi phí: Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh thì từ 01 đến 03 phòng: 4.000.000 đồng/giấy; Từ 04 đến 05 phòng thì 6.000.000 đồng/giấy; Từ 06 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy.
  • Chi phí: Tại khu vực khác thì từ 01 đến 03 phòng thì 2.000.000 đồng/giấy; Từ 04 đến 05 phòng thì 3.000.000 đồng/giấy; Từ 06 phòng trở lên thì 6.000.000 đồng/giấy.

6. Một số câu hỏi thường gặp khi kinh doanh karaoke

Căn cứ pháp lý về kinh doanh dịch vụ karaoke là gì?

Về kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Đầu tư năm 2020
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định 54/2019/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
  • Thông tư 01/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường

Kinh doanh dịch vụ karaoke bao gồm những hoạt động nào?

Pháp luật hiện hành quy định kinh doanh dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định 54/2019/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke có bắt buộc phải xin không?

Đây là một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà chính phủ quy định, do đó, khi kinh doanh, cá nhân, tổ chức bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Luật ACC có thực hiện tư vấn các thủ tục liên quan đến kinh doanh karaoke không?

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, tự hào là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này một cách chuyên nghiệp trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có kinh doanh dịch vụ karaoke và tiến hành xin giấy phép một cách nhanh chóng, đảm bảo cho việc hoạt động của quý khách hàng. Do đó, khi có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi.

✅ Kinh doanh Karaoke: Không giấy phép
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    trang
    công ty mình đã làm giải thể và nộp BCTC, quyết toán Thuế TNDN, thuế GTGT quý 1/2023 nhưng bây giờ lại làm đơn ngưng giải thể thì sau khi hoàn tất thủ tục có cần phải nộp lại tờ khai thuế GTGT quý 1/2023 nữa k ạ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo