Ngày nay khi mà ngày càng nhiều các cặp vợ chồng có vấn đề về sức khỏe sinh sản không thể sinh nở được, kéo theo đó dịch vụ về mang thai hộ ra đời giúp các cặp vợ chồng giải quyết vấn đề về sinh sản. Tuy nhiên dịch vụ mang thai hộ phải theo quy định pháp luật. Bài viết này cung cấp các quy định về kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cập nhập 2023.
ACC là đơn vị chuyên cung cấp các quy định pháp lý cần thiết giúp trong kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ mới nhất cập nhật 2023. Mời bạn tham khảo chi tiết bài viết này.
1 Khái niệm về kinh doanh dich vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
- Mang thai hộ: chính là việc người phụ nữ tự nguyện giúp mang thai cho đôi vợ chồng mà người vợ đó không thể mang thai, sinh con dù đã có sự hỗ trợ của các kỹ thuật sinh sản.
2 Khái quát chung về dịch vụ mang thai hộ ở Việt Nam.
- Hiện nay, ở Việt Nam không phải các cặp vợ chồng nào sau khi kết hôn cũng được mang thai và sinh con như mong muốn. Bởi việc mang thai và sinh con phải phụ thuộc vào sức khỏe của cả hai vợ chồng, tuy nhiên nếu một trong hai người có vấn đề về sức khỏe sinh sản thì việc có con là điều không thể thực hiện được. Nắm bắt được nhu cầu đó nhà nước ta đã có quy định về việc mang thai hộ để giúp các cặp vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản có thể có con như mong muốn.
- Tại Việt Nam, vào ngày 19/06/2014, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam cho phép việc mang thai hộ diễn ra với mục đích nhân đạo. Theo luật, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo này cần phải được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của những bên liên quan và có văn bản công chứng xác nhận.
- Tháng 1 năm 2016, ca mang thai hộ đầu tiên đã được thực hiện và em bé được chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong niềm hạnh phục vô bờ của cặp vợ chồng mắc bệnh hiếm muộn đã 16 năm ngóng chờ đứa con đầu lòng. Với ca này, người phụ nữ mang thai hộ gia đình của cặp vợ chồng chính là người cô họ.
- Về hình thức:
- Về cách thức mang thai hộ: Noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng sẽ được lấy ra và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Khi hợp tử đã được thụ tinh sẽ được cấy vào trong tử cung của người phụ nữ mang thai hộ. Người mang thai hộ này sẽ là người mang thai và sinh con.
3 Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ kỹ thuật mang thai hộ.
- Hiện nay ở Việt Nam theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về 02 trường hợp mang thai hộ là: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tùy vào từng mục đích mà pháp luật có quy định ràng buộc khác nhau để chế những rủi ro cho người mang thai hộ và hạn chế những tổ chức, cá nhân lợi dụng việc mang thai hộ để trụ lợi. Sau đây ACC xin cung cấp các quy định pháp luât trong việc kinh doanh kỹ thuật mang thai hộ mời bạn theo dõi:
- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại: Theo quy định tại Khoản 23, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích khác.
3. 1 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các cặp vợ chồng không thể tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau:
* Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ.
- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Vợ chồng đang không có con chung.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
* Điều kiện để tìm người mang thai hộ.
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. 2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;
- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
- Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
- Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, gồm:
- Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP.
- Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
- Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.
3. 3 Quy định pháp luật về giá của dịch vụ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Theo quy định tại Thông tư số 32/2016/TT-BYT quy định về việc chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ:
* Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ:
- Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
Chi phí liên quan đến y tế gồm:
- Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh.
- Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
- Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
- Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
Các chi phí khác ngoài quy định của pháp luật thì do hai bên tự thỏa thuận: xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.
* Nghĩa vụ chi trả chi phí của bên nhờ mang thai hộ.
- Bên nhờ mang thai hộ phải chi trả đầy đủ các chi phí theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 32/2016/TT-BYT cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không có thẻ bảo hiểm y tế.
- Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thẻ bảo hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 32/2016/TT-BYT theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có trách nhiệm chi trả các chi phí quy định sau khi trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có).
3. 4 Quy định của pháp luật về kỹ thuật mang thai hộ vì mục dích thương mại.
- Hiện nay hành vi mang thai vì mục đích thương mại bị pháp luật cấm. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về mang thai vì mục đích thương mại và tổ chức nào đứng ra thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 187 Bộ luật hình sự:
- Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Trường hợp tổ chức mang thai hộ đối với hai người trở lên hoặc phạm tội 02 lần trở lên hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan tổ chức (như bệnh viên...) hoặc tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nội dung bài viết:
Bình luận