Trong cuộc sống ngày nay, những vấn đề liên quan đến chiếm hữu rất được mọi người quan tâm và chú trọng. Pháp luật cũng đã đặt ra những quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy, chiếm hữu nô lệ là gì là như thế nào? Hã cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về chiếm hữu nô lệ là gì.
Chiếm hữu nô lệ là gì
1. Khái niệm chiếm hữu
Trước khi tìm hiểu về chiếm hữu nô lệ là gì, chủ thể cần biết được khái quát về chiếm hữu.
Chiếm hữu là nắm giữ, quản lí tài sản.
Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền của chủ sở hữu.
Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Đây là lần đầu tiên tron Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật quy định về khái niệm chiếm hữu.
Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản bao gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền, người có quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở một giao dịch dân sự hợp pháp, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua một quyết định có hiệu lực hoặc qua một bản án có hiệu lực pháp luật, người chiếm hữu không theo ý chí của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.
Các chủ thể nắm giữ và chi phối tài sản tức là trực tiếp quản lý, tác động vào tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình. Chủ thể có thể bằng hành vi của mình thực hiện việc chiếm hữu goi là chiếm hữu trực tiếp. Chủ thể thực hiện việc chiếm hữu thông qua hành vi của người khác gọi là chiếm hữu gián tiếp. Trường hợp này người chiếm hữu giao tài sản của mình cho người khác kiểm soát, vì vậy người kiểm soát tài sản phải thực hiện các hành vi mà người chiếm hữu cho phép.
Chiếm hữu của các chủ thể không phải là chủ sở hữu được quy định từ điều 228 đến điều 233 và điều 236 là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền năng của mình và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
2. Chiếm hữu nô lệ là gì?
Chiếm hữu nô lệ là gì cụ thể như sau:
Pháp luật chiếm hữu nô lệ là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, xuất hiện sớm nhất vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên tại Ai Cập cổ đại, 2000 năm trước Công nguyên ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Xét theo bản chất, vai trò giai cấp, thì pháp luật chiếm hữu nô lệ là công cụ để thể chế hóa, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp chủ nô, đàn áo giai cấp nô lệ. Đặc điểm của pháp luật chiếm hữu nô lệ thể hiện ở những nhiệm vụ cơ bản của nó như bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu tư nhân của giai cấp chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ; chế độ bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ, xem nô lệ chỉ là một thứ công cụ biết nói; quyền lực tuyệt đối của người chồng, người cha trong gia đình; quyền lực của tôn giáo... Pháp luật chiếm hữu nô lệ cũng có những đặc điểm giống pháp luật phong kiến như chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo, có các hình phạt dã man, tàn bạo.
Pháp luật chiếm hữu nô lệ có các bộ luật nổi tiếng như Bộ luật Hammurapi thế kỉ XVIII trước Công nguyên của nhà nước Babylon, Bộ luật Manu thế kỉ II trước Công nguyên của Ấn Độ, Bộ luật Dracon năm 621 trước Công nguyên của Hi Lạp cổ đại, Bộ luật XII bảng thế kỉ V trước Công nguyên của nhà nước La Mã cổ đại.
3. Bảo vệ việc chiếm hữu theo pháp luật ngày nay
Bảo vệ việc chiếm hữu cũng là một phần quan trọng khi tìm hiểu chiếm hữu nô lệ là gì.
Nếu việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm, người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm đó phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
Về trường hợp đòi lại tài sản: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Nếu trường hợp chủ sở hữu quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình. Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Những vấn đề có liên quan đến chiếm hữu nô lệ là gì và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về chiếm hữu nô lệ là gì sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến chiếm hữu nô lệ là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận