Kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định mới nhất [2024]

Khi chúng ta nói về việc kiểm nghiệm thực phẩm, chúng ta đề cập đến quá trình quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn và chất lượng của thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo rằng chúng ta có thể tin cậy vào những gì mình đang ăn uống. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm quan trọng của kiểm nghiệm thực phẩm.

kiem-nghiem-thuc-pham

Kiểm nghiệm thực phẩm

1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

- Kiểm nghiệm thực phẩm là quá trình đánh giá chất lượng, an toàn và tuân thủ tiêu chuẩn của thực phẩm. Bằng cách lấy mẫu và kiểm tra, quy trình này đảm bảo rằng thực phẩm đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng, hóa học và an toàn cho người tiêu dùng. Các phương pháp như phân tích hóa học và kiểm tra vi khuẩn thường được sử dụng trong quá trình kiểm nghiệm. Điều này giúp đảm bảo sự minh bạch và an toàn trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

2. Đặc điểm của kiểm nghiệm thực phẩm

  • Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động mang tính chuyên môn. Thực phẩm chứa các vi sinh vật có các đặc tính vật lý, hóa học riêng cần những người có khả năng chuyên môn và được đào tạo về kiểm nghiệm thực phẩm thực hiện.
  •  Kiểm nghiệm thực phẩm được tiến hành theo một quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với từng loại thực phẩm cụ thể. Do các thực phẩm khác nhau có các thành phần khác nhau, có đặc tính hóa học và vật lý khác nhau nên việc kiểm nghiệm thực phẩm phải được tiến hành theo tiêu chuẩn của từng loại thực phẩm.
  • Phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm phong phú, đan dạng tùy thuộc vào từng loại thực phẩm, tiêu chí kiểm nghiệm và từng cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

3. Vai trò của hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm

kiem-nghiem-thuc-pham-1
Kiểm nghiệm thực phẩm

- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm có đóng vai trò quan trọng, là việc bắt buộc trong quá trình sản xuất tại mỗi cơ sở kinh doanh sản xuất, chế biến thực phẩm.

  • Khâu kiểm nghiệm sẽ đánh giá được nguyên liệu đầu vào có đạt yêu cầu và đúng chỉ tiêu chất lượng mà cơ quan thẩm quyền đã quy định hay không.

  • Việc kiểm nghiệm thực phẩm cũng là cách để thể hiện được những đặc điểm nổi trội của sản phẩm.

  • Đặc biệt kiểm nghiệm thực phẩm cũng là cách để các cơ sở kinh doanh chế biến có thể khẳng định được phương pháp sản xuất luôn là tối ưu và đạt độ an toàn thực phẩm.

  • Việc kiểm nghiệm này cũng là cách để các cơ sở kinh doanh công bố nguyên liệu thực phẩm này có đạt chất lượng để xuất khẩu hoặc có an toàn tới tay người sử dụng hay không.

- Đối với người tiêu dùng: kiểm nghiệm thực phẩm giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đối với Nhà nước: kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò to lớn góp phần giúp Nhà nước thực hiện việc quản lý thực phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Các loại kiểm nghiệm thực phẩm

Hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm 02 loại ứng với 02 loại thủ tục đó là:

  • Kiểm nghiệm thực phẩm trước khi công bố: phục vụ cho việc công bổ sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ: căn cứ theo quy định của pháp luật, sau khi công bố sản phẩm hoặc, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ phải chịu sự giám sát của cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định. Việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua việc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ

Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế, việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ phải nêu rõ 4 tiêu chí sau:

- Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:

  • 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
  • 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.

- Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

- Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.

- Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.

Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ có thể bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Lấy mẫu kiểm nghiệm: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
  •  Bước 2: Xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm: Là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bước 3: Cơ quan kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu thực phẩm
  • Bước 4: Cơ quan kiểm nghiệm trả kết quả kiểm nghiệm thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phải là kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tức là phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả)

6. Các phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm 

  1. Kiểm tra hóa học: Đây là phương pháp kiểm tra chất lượng thực phẩm bằng cách sử dụng hóa học. Ví dụ, kiểm tra nồng độ các chất phụ gia, chất bảo quản, hoặc chất gây ô nhiễm như dioxin, thuốc trừ sâu, và kim loại nặng.

  2. Kiểm tra vi sinh: Phương pháp này nhằm xác định sự hiện diện và số lượng của vi khuẩn, vi rút, nấm, và vi sinh vật khác trong thực phẩm. Kiểm tra vi sinh thường bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy vi sinh để xác định sự hiện diện của chúng.

  3. Kiểm tra sinh học phân tử: Các phương pháp này sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử như PCR (Polymerase Chain Reaction) để xác định DNA hoặc RNA của vi khuẩn, vi rút, hoặc các loại vi sinh vật khác trong thực phẩm. Điều này có thể giúp xác định chính xác loại vi sinh vật và giới thiệu cảm quan về số lượng chúng.

  4. Kiểm tra độ an toàn thực phẩm: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra phải bao gồm xác định mức độ ô nhiễm bằng cách sử dụng các phương pháp như phân tích hạt nhân và tia X để kiểm tra các chất phóng xạ trong thực phẩm.

  5. Kiểm tra cảm quan: Những phương pháp này thường sử dụng các nguồn quang học hoặc các cảm quan con người để đánh giá các thuộc tính thị giác, mùi vị và cảm nhận về thực phẩm.

  6. Kiểm tra khả năng chịu nhiệt độ và thời gian lưu trữ: Đối với thực phẩm đóng gói và đóng hộp, các phương pháp này nhằm xác định khả năng chịu nhiệt độ và thời gian lưu trữ mà thực phẩm có thể bảo quản được mà không mất chất lượng.

Phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quy định của cơ quan chức năng để đảm bảo rằng thực phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng.

7. Yêu cầu đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm 

Yêu cầu đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

Yêu cầu đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

Các cơ sở tiến hành hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu do pháp luật quy định đó là:

- Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Được thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm hoặc Quyết định giao nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền

– Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm: 

  • Về bộ máy tổ chức: Có ít nhất 02 kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ 03 năm trở lên
  • Về năng lực kĩ thuật: Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 

– Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký

– Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

8. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm

8.1 Các lưu ý khi chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm ?

Khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm, lựa chọn các cơ sở kiểm nghiệm có đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định và nên lựa chọn các cơ sở kiểm nghiệm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định kiểm nghiệm thực phẩm để kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có giá trị pháp lý và có uy tín.

8.2 Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm có phải là thủ tục bắt buộc không?

Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc đối với các cơ sở sản kinh doanh sản xuất, chế biên thực phẩm. Để có thể tự công bố sản phẩm và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (một căn cứ bắt buộc để cơ sở sản kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm được phép hoạt động) thì các cơ sở kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm cần phải làm thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và được cấp  giây (phiếu) chứng nhận an toàn thực phẩm.

8.3 Nên lựa chọn công ty kiểm nghiệm thực phẩm hay lựa chọn cơ sở thuộc quản lý của các cơ quan, đơn vị nhà nước?

Việc lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm tùy thuộc vào đối tượng bạn muốn kiểm nghiệm là gì, các chỉ tiêu kiểm nghiệm và sự phù hợp với bạn (như các dịch vụ cung cấp, độ gần-xa,...) Hiện nay đã có khá nhiều công ty kiểm nghiệm thực phẩm cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm được các cơ quan nhà nước chỉ định kiểm nghiệm, có uy tín mà bạn có thể lựa chọn mà không lo vấn đề về giá trị pháp lý của kết quả kiểm nghiệm.

8.4 Kiểm nghiệm thực phẩm định kì có bắt buộc không?

Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ là một hoạt động bắt buộc được pháp luật quy định rõ tại Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế. Ngoài ra pháp luật còn quy định về hậu quả pháp lý nếu cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm không tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm định kì tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Trên đây là những vấn đề cơ bản về kiểm nghiệm thực phẩm, nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này xin vui lòng liên hệ Công ty Luật ACC để có sự trợ giúp phù hợp nhất và nhanh chóng nhất.


Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (731 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo