Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước đá theo quy định mới nhất

Bài viết này sẽ nói về Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước đá theo quy định mới nhất. ACC mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước đá theo quy định mới nhất

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước đá theo quy định mới nhất 

1. Tại sao phải kiểm nghiệm nước đá 

Nước đá có rất nhiều loại như: nước đá viên, nước đá bi, nước đá cây… những sản phẩm này đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên nước đá dùng liền là sản phẩm được sử dụng trực tiếp không qua chế biến như thực phẩm do đó người dùng có nguy cơ sử dụng thực phẩm bẩn rất cao.

Ví lý do trên, Nhà nước rất khắt khe với các cơ sở sản xuất nước đá, bắt buộc các doanh nghiệm sau khi sản xuất phải tiến hành kiểm nghiệm nước đá dùng liền theo đúng quy chuẩn Việt Nam với các quy chuẩn về nước đá dùng liền. Trong đó, sản phẩm lưu hàng trên thị trường phải có bao bì kín, ghi nhãn hàng hóa đầy đủ và phải được đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ y tế.

Ngoài ra, đối với các cơ sở sau khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thì phải kiểm nghiệm nước đá dùng liền định kỳ theo quy chuẩn mới nhất.

Để biết thêm thông tin về Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết tại đây!

2. Chỉ tiêu kiểm nghiệm nước đá 

Hiện nay, chỉ tiêu kiểm nghiệm nước đá phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 10:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá. Theo đó, kiểm nghiệm nước đá dùng liền sẽ được tiến hành theo các chỉ tiêu sau:

Kiểm nghiệm nước đá đối với chỉ tiêu hóa học

- Hàm lượng Clo dư (mg/l)

Kiểm nghiệm nước đá đối với chỉ tiêu vi sinh

- E.Coli hoặc coliform chịu nhiệt

- Coliform tổng số

- Streptococci feacal

- Pseudomonas

- Bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit

- Coliform tổng số

- Streptococci feacal

- Bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit

3. Các phương thức để nước đá đáp ứng các chỉ tiêu vi sinh

Các phương thức để nước đá đáp ứng các chỉ tiêu vi sinh

Các phương thức để nước đá đáp ứng các chỉ tiêu vi sinh

Để giữ nước đá an toàn, dưới đây là các quy tắc mà doanh nghiệp cần phải lưu ý:

- Luôn đảm bảo rửa tay đúng phương pháp trước khi tiếp xúc trực tiếp với nước đá theo bất kỳ hình thức nào

- Các dụng cụ tiếp xúc với nước đá chẳng hạn như: Máy làm đá, muỗng xúc đá, khay đựng,… cần được làm sạch và khử trùng đúng cách. Máy làm đá phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt và ngăn ngừa tạp chất.

- Các dụng cụ đựng nước đá phải được vệ sinh sạch sẽ và dán nhãn thích hợp

- Đảm bảo vệ sinh xung quanh khu vực sản xuất

- Nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất không mắc các bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, buồn nôn hoặc sốt

- Không cất giữ các vật dụng gần máy làm đá có thể làm ô nhiễm chúng (ví dụ: quần áo, thùng tái chế, bát đĩa bẩn).

4. Đối tượng cần kiểm nghiệm nước đá 

Tất cả các đơn vị, công ty, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất muốn kinh doanh, phân phối nước đá dùng liền đều bắt buộc phải thực hiện kiểm nghiệm để làm hồ sơ công bố sản phẩm. Đây là điều kiện bắt buộc cần tuân thủ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Lưu ý: Để đủ điều kiện làm hồ sơ công bố, cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Ngoài ra, khi doanh nghiệp phân phối đá dùng liền đến các các nhà hàng, quán ăn,… thông thường chủ nhà hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ chất lượng của sản phẩm.

5. Các câu hỏi thường gặp

Những nguy cơ và sai sót thường gặp trong quá trình kiểm nghiệm nước đá là gì?

-Lấy mẫu không đúng cách có thể dẫn đến kết quả không chính xác về chất lượng nước đá.

-Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh trong quá trình kiểm nghiệm, nước đá có thể bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

-Việc xử lý và lưu trữ mẫu nước đá không đúng cách có thể làm thay đổi tính chất của mẫu và dẫn đến kết quả kiểm nghiệm không chính xác.

Làm thế nào để xác định độ sạch và an toàn của nước đá thông qua kiểm nghiệm?

Sử dụng các phương pháp như phân tích vi khuẩn và vi sinh vật để đánh giá mức độ sạch của nước đá, đảm bảo không có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.

Phân tích các chỉ tiêu hóa học như pH, kim loại nặng (như chì, thủy ngân), các chất phụ gia để đảm bảo nước đá không chứa các hợp chất gây hại cho sức khỏe.

Kiểm nghiệm có quan trọng hay không?

Có, Việc kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm có tác dụng nhằm hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng của những sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm trong suốt quy trình giám định hàng hóa xuất và nhập khẩu.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước đá theo quy định mới nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo