Khảo nghiệm phân bón là gì? Điều kiện và Thủ tục cần biết

Trong lĩnh vực nông nghiệp, phân bón đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người, phân bón cần phải được khảo nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi. Vậy, khảo nghiệm phân bón là gì? Điều kiện và thủ tục cần biết để thực hiện khảo nghiệm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Khảo nghiệm phân bón là gì? Điều kiện và Thủ tục cần biết khi khảo nghiệm phân bón gồm những gì? Tất cả sẽ được ACC  giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Khảo nghiệm phân bón là gì? Điều kiện và Thủ tục cần biết

Khảo nghiệm phân bón là gì? Điều kiện và Thủ tục cần biết

1. Phân bón và khảo nghiệm phân bón là gì?

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.

Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.

2. Vì sao cần phải khảo nghiệm phân bón?

  • Từng loại cây trồng và từng điều kiện thổ nhưỡng khác nhau thì nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải khảo nghiệm phân bón mới để xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
  • Nhà sản xuất thông qua việc khảo nghiệm phân bón sẽ biết được hàm lượng và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng loại cây trồng và từng điều kiện thổ nhưỡng. Do đó biết được loại phân bón mình cần khảo nghiệm có phù hợp với thị trường kinh doanh của mình không. Không những thế, khảo nghiệm phân bón là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo cho người tiêu dùng.
  • Mặt hàng phân bón là một trong những sản phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Khảo nghiệm phân bón nhằm hạn chế những nguy hại về hệ sinh thái, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, năng suất và chất lượng sản phẩm giảm sút.
  • Khảo nghiệm phân bón giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và quản lý. Sản phẩm đã khảo nghiệm sẽ được cơ quan quản lý và người tiêu dùng công nhận và việc lưu thông trên thị trường thuận lợi hơn.

3. Thủ tục công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Thẩm định nội dung 

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm.

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế điều kiện đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp phải có hành động khắc phục theo biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục, nếu tổ chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón quy định tại Điều 40 Luật trồng trọt, theo đó, tổ chức khảo nghiệm phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, không kể người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.

- Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, trong đó ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu 05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn tối thiểu 12 tháng).

Xem thêm về Thuế Nhập Khẩu Phân Bón qua bài viết của  ACC 

5. Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

………., ngày …… tháng …… năm ……..

 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Kính gửi: …………………………(1)

  1. Tên tổ chức đề nghị công nhận: …………………………………………………..
  2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………………..Fax:……………………E-mail: …………………….

  1. Họ tên và số điện thoại của người liên hệ: ………………………………………
  2. Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy đăng ký doanh nghiệp/Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn số ………/……….

Cơ quan cấp: ……………………….. cấp ngày ……………. tại ………………….

  1. Hồ sơ kèm theo:

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

Đề nghị ……(1) xem xét để công nhận ……..(2) là tổ chức khảo nghiệm phân bón.

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

2) Tên tổ chức đề nghị công nhận.

6. Các câu hỏi thường gặp

Các trường hợp nào thu hồi quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón?

Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  • Giả mạo, cấp khống số liệu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón;
  • Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp;
  • Không có hành động khắc phục khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt.

Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bao gồm:

+ Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;

+ Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Quyền và nghĩa vụ của người lấy mẫu phân bón là gì?

  1. Người lấy mẫu phân bón có quyền sau đây:
  • Được cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động lấy mẫu phân bón;
  • Được tập huấn về lấy mẫu phân bón.
  1. Người lấy mẫu phân bón có nghĩa vụ sau đây:
  • Thực hiện lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón, bảo đảm khách quan;
  • Bảo mật thông tin, số liệu liên quan đến việc lấy mẫu, trừ trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động lấy mẫu phân bón.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Khảo nghiệm phân bón là gì? Điều kiện và Thủ tục cần biết. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo