Thuế Nhập Khẩu Phân Bón [Mới Nhất 2024]

Bạn đang muốn nhập khẩu phân bón để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang cần tìm hiểu thuế nhập khẩu phân bón tại thời điểm này là bao nhiêu? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về quy định liên quan đến thuế xuất nhập khẩu mặt hàng phân bón. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Thuế Nhập Khẩu Phân Bón [mới Nhất 2023]

Thuế Nhập Khẩu Phân Bón [Mới Nhất 2023]

1. Mã HS của phân bón

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thuế, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Phân bón có HS thuộc Chương 31: Phân bón

Mã hàng Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt NK thông thường NK
ưu
đãi
VAT ACFTA ATIGA EVFTA
3101 Phân bón gốc thực vật hoặc động vật, đã hoặc chưa pha trộn với nhau hoặc qua xử lý hóa học; phân bón sản xuất bằng cách pha trộn hoặc xử lý hóa học các sản phẩm động vật hoặc thực vật.
31010010 – Nguồn gốc chỉ từ thực vật 5 0 5 0 0 0
– Loại khác:
31010092 – – Nguồn gốc từ động vật (trừ phân chim, dơi), đã qua xử lý hóa học 5 0 5 0 0 0
31010099 – – Loại khác 5 0 5 0 0 0
3102 Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ.
31021000 – Urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước 9 6 5 5 0 0
– Amoni sulphat; muối kép và hỗn hợp của amoni sulphat và amoni nitrat:
31022100 – – Amoni sulphat 5 0 5 0 0 0
31022900 – – Loại khác 5 0 5 0 0 0
31023000 – Amoni nitrat, có hoặc không ở trong dung dịch nước 4.5 3 5 0 0 0
31024000 – Hỗn hợp của amoni nitrat với canxi carbonat hoặc các chất vô cơ khác không phải phân bón 5 0 5 0 0 0
31025000 – Natri nitrat 5 0 5 0 0 0
31026000 – Muối kép và hỗn hợp của canxi nitrat và amoni nitrat 5 0 5 0 0 0
31028000 – Hỗn hợp urê và amoni nitrat ở trong dung dịch nước hoặc dung dịch amoniac 5 0 5 0 0 0
31029000 – Loại khác, kể cả hỗn hợp chưa được chi tiết trong các phân nhóm trước 5 0 5 0 0 0
3103 Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa phosphat (phân lân).
– Supephosphat:
310311 – – Chứa diphosphorus pentaoxide (P2O5) từ 35% trở lên tính theo trọng lượng:
31031110 – – – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi (SEN) 9 6 5 5 0 3,7
31031190 – – – Loại khác 9 6 5 5 0 3,7
310319 – – Loại khác:
31031910 – – – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi (SEN) 9 6 5 5 0 3,7
31031990 – – – Loại khác 9 6 5 5 0 3,7
310390 – Loại khác:
31039010 – – Phân phosphat đã nung (SEN) 9 6 5 5 0 3,7
31039090 – – Loại khác 5 0 5 0 0 0
3104 Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa kali.
31042000 – Kali clorua 5 0 5 0 0 0
31043000 – Kali sulphat 5 0 5 0 0 0
31049000 – Loại khác 5 0 5 0 0 0
3105 Phân khoáng hoặc phân hóa học chứa hai hoặc ba nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và ka li; phân bón khác; các mặt hàng của Chương này ở dạng viên (tablet) hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả bì không quá 10 kg.
310510 – Các mặt hàng của Chương này ở dạng viên (tablet) hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả bì không quá 10 kg:
31051010 – – Supephosphat và phân phosphat đã nung 9 6 5 0 0 3,7
31051020 – – Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa hai hoặc ba trong số các nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và kali 9 6 5 0 0 3,7
31051090 – – Loại khác 5 0 5 0 0 0
31052000 – Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và kali 9 6 5 0(-CN) 0 3,7
31053000 – Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat) 9 6 5 5 0 0
31054000 – Amoni dihydro orthophosphat (monoamoni phosphat) và hỗn hợp của nó với diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat) 5 0 5 0 0 0
– Phân khoáng hoặc phân hóa học khác có chứa hai nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ và phospho:
31055100 – – Chứa nitrat và phosphat 5 0 5 0 0 0
31055900 – – Loại khác 5 0 5 0 0 0
31056000 – Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa hai nguyên tố cấu thành phân bón là phospho và kali 5 0 5 0 0 0
31059000 – Loại khác 5 0 5 0 0 0

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

2. Phân bón có cấm nhập khẩu vào Việt Nam không?

Theo quy định hiện hành, phân bón không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

3. Chính sách nhập khẩu phân bón

3.1 Văn bản quy định về nhập khẩu phân bón

– Nghị định 108/2017/NĐ-CP: Về quản lý phân bón ( Hết hiệu lực: 01/01/2020)

– Nghị định 84/2019/NĐ-CP: Quy định về quản lý phân bón

3.2 Nhập khẩu phân bón cần giấy phép gì?

Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện, cần được Cục Bảo Vệ Thực Vật công nhận lưu hành tại Việt Nam; và kiểm tra chất lượng + công bố hợp quy khi nhập khẩu.

=> Do đó, với nhà nhập khẩu phân bón lần đầu thì cần xin giấy phép lưu hành cho loại phân bón muốn nhập tại Cục Bảo Vệ Thực Vật.

*Lưu ý: Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (Có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón.

Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu

  • Đối với phân bón lần đầu nhập khẩu phải tiến hành công nhận lưu hành phân bón với Cục bảo vệ thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Điều kiện để được công nhận lưu hành phân bón là phải thực hiện khảo nghiệm phân bón.
Thủ tục khảo nghiệm phân bón 

a. Hồ sơ

  •  Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
  •  Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
  •  Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt – Luật số: 31/2018/QH14);
  •  Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt – Luật số: 31/2018/QH14)

b. Trình tự cấp Quyết định công nhận khảo nghiệm phân bón như sau:

B1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ cơ quan có thẩm quyền.

B2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm.

B3: Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế điều kiện đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP

Trường hợp phải có hành động khắc phục theo biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục, nếu tổ chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón gồm có: 

a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 – Luật số: 31/2018/QH14)

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 – Luật số: 31/2018/QH14)

Trình tự cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền).

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

*Lưu ý: Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn

Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy phân bón nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm: 

a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

b) Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).

Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu

a) Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.

b) Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng.

Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
– Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
– Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
– Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;
– Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
– Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
– Kế hoạch giám sát định kỳ;
– Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

3.3 Thủ tục hải quan nhập khẩu phân bón

Hồ sơ hải quan nhập khẩu phân bón:

Hồ sơ hải quan nhập khẩu phân bón thông thường bao gồm bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của các giấy tờ sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)
  • Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
  • Công nhận lưu hành phân bón
  • Chứng nhận đạt chất lượng và chứng nhận hợp quy

Quy trình thủ tục nhập khẩu

Bước 1: Kiểm tra trước khi nhập khẩu, nếu phân bón chưa nằm trong danh mục lưu hành thì cần làm công nhận lưu hành (phải làm khảo nghiệm phân bón mới làm được lưu hành).

Bước 2: Sau khi có chứng nhận lưu hành phân bón, tiếp đến là đăng ký kiểm tra chất lượng ( KTCL) hàng nhập khẩu tại công thông tin một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn và đợi số tiếp nhận từ Cục BVTV

Bước 3: Lựa chọn đơn vị lấy mẫu KTCL và công bố hợp quy.

Bước 4: Sau khi có số tiếp nhận từ cục BVTV, tiến hành khai báo tờ khai nhập khẩu, đăng ký lấy mẫu KTCL ( tại cảng hoặc tại kho).

Bước 5:  Sau khi có chứng nhận đạt chất lượng và chứng nhận hợp quy, nộp bản chính cho hải quan để thông quan hàng hóa và lấy hàng tiêu thụ.

3.4 Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Ngoài ra, với phân bón thì trên nhãn hàng hóa yêu cầu các thông tin: 

a) Loại phân bón; 

b) Mã số phân bón;

c) Phương thức sử dụng;

d) Định lượng;

đ) Ngày sản xuất;

e) Hạn sử dụng;

g) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

h) Thông tin cảnh báo;

i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

k) Đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “Phân bón lá”.

4. Thuế khi nhập khẩu phân bón

Khi nhập khẩu phân bón về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của phân bón là 5%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của phân bón hiện hành là 0 – 6% (tùy mã HS)

Trong trường hợp phân bón được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.

Trên đây là nội dung giải đáp của chúng tôi về quy định liên quan đến Thuế xuất nhập khẩu mặt hàng phân bón. Nếu có thắc mắc pháp lý liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo