Kết hôn đồng giới và các vấn đề về kết hôn đồng giới hiện hay

Kết hôn là một vấn đề mà được sự quan tâm của mọi người và đặc biệt là của những người đang có kế hoạch kết hôn. Việc kết hôn không chỉ là hai cá nhân đồng ý mà ngoài ra phải tuân theo các quy định của pháp luật và thủ tục dựa theo luật pháp hiện hành. Như vậy thì kết hôn đồng giới là gì? Kết hôn đồng giới bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về kết hôn đồng giới. Để tìm hiểu hơn về kết hôn đồng giới các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về kết hôn đồng giới nhé.

ket-hon-dong-gioi-1-1

Kết hôn đồng giới

1. Kết hôn là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thi kết hôn được định nghĩa như sau:

  • Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định khá cụ thể về kết hôn là việc một người nam và một người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên nguyên tắc tự nguyện và không có sự ràng buộc, ép buộc nào theo quy định của luật này thì sẽ đáp ứng được các điều kiện để đăng ký kết hôn.

2. Kết hôn đồng giới là gì.

Đồng giới hay còn gọi là đồng tính. Đồng giới có nghĩa là tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được. Những người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục. Như vậy đồng giới không phải là một loại bệnh như định kiến của mọi người thường nghĩ.

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.

3. Quy định về kết hôn đồng giới.

Theo quy định cũ của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 tại Điều 10 về những trường hợp cấm kết hôn như sau:

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

  • Người đang có vợ hoặc có chồng;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Giữa những người cùng giới tính.

Như vậy có thể thấy việc kết hôn đồng giới là việc mà Luật Hôn nhân Gia đình 2000 cấm đối với các cá nhân muốn kết hôn đồng giới.

Đến Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì điều khoản về hôn nhân đồng giới được quy định tại Điều 8 về điều kiện kết hôn như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Có thể thấy được Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã mở rộng ra không còn quy định cấm hôn nhân đồng giới nữa mà chỉ là không công nhân hôn nhân đồng giới. Quy định này có thể hiểu rằng các cá nhân đồng giới có thể tổ chức hôn lễ và chung sống với nhau tuy nhiên sẽ không được đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.

4. Các mối quan hệ nhân thân, tài sản khi kết hôn đồng giới.

Bởi lẽ trên thực tế thì hôn nhân đồng giới không được pháp luật công nhận nên việc đăng ký kết hôn là điều không thể đối với người đồng giới. Họ có thể tổ chức hôn lễ, sống chung như vợ chồng nhưng các quyền lợi về vợ chồng họ sẽ không được pháp luật bảo vệ. 

Bởi vì không tồn tại nên hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng…

Thứ nhất, về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;

Thứ hai, về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.

5. Kết luận kết hôn đồng giới.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về kết hôn đồng giới và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến kết hôn đồng giới. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về kết hôn đồng giới đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về kết hôn đồng giới thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo