Hướng dẫn thủ tục hải quan khai báo hàng hóa vào khu chế xuất

Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất phải trải qua nhiều giai đoạn nghiêm ngặt theo quy định pháp luật. Hiện nay, các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất hoạt động rất nhiều ở Việt Nam. Đây là những khu vực chịu sự giám sát chặt chẽ về hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng cũng được hưởng ưu đãi về chính sách đầu tư cũng như mức thuế. Bài viết này Luật ACC sẽ Hướng dẫn thủ tục hải quan khai báo hàng hóa vào khu chế xuất cho bạn đọc, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

1. Thủ tục hải quan là gì? 

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.

Xem thêm bài viết; Quy trình thủ tục hải quan điện tử (Cập nhật 2023)

2. Khu chế xuất là gì? 

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Hướng dẫn thủ tục hải quan khai báo hàng hóa vào khu chế xuất

Hướng dẫn thủ tục hải quan khai báo hàng hóa vào khu chế xuất

3. Bán hàng vào khu chế xuất có phải thực hiện thủ tục hải quan không? 

Căn cứ theo khoản 1 điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

Hàng hóa nhập khẩu phục vụ các hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải cung cấp được đầy đủ các loại thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất. Trừ các trường hợp được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Cụ thể

Trường hợp không làm thủ tục hải quan: 

Doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào - đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.

Trường hợp phải làm thủ tục hải quan theo quy định:

Theo Khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ phải thực hiện thủ tục hải quan bao gồm:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
  • Một số trường hợp hàng hóa được miễn làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu vào khu chế xuất như: thực phẩm, văn phòng phẩm, giấy vệ sinh… phục vụ sinh hoạt trong khu chế xuất không nhằm mục đích sản xuất xuất khẩu

4. Hướng dẫn thủ tục hải quan khai báo hàng hóa vào khu chế xuất

Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ cần chuẩn bị để khai báo hải quan vào khu chế xuất cơ bản gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư trên.
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn GTGT.Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại (Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Tên hàng hóa bằng tiếng Việt, Mã HS code của hàng hóa để phục vụ khai báo hải quan.

Nộp hồ sơ

Địa điểm nộp hồ sơ hải quan:

  • Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc;
  • Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc;
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.
  • (Điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống. Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.

Khi đã có tờ khai chính thức, người khai hải quan sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai hải quan (xanh, vàng hoặc đỏ):

Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa có thể vào khu chế xuất.

Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

5. Thuế GTGT khi doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất

Doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0% theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Tuy nhiên theo Khoản 2 điều này, để được áp dụng mức thuế suất 0%, doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định:

  • Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
  • Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất thiếu tờ khai hải quan thì hàng hóa bán vào khu chế xuất sẽ phải tính theo mức thuế suất là 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan thì doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất được xuất hóa đơn với thuế suất 0% nhưng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Trên đây là toàn bộ những nội dung thông tin mà Luật ACC đã chặt lọc để mang đến cho bạn đọc về Hướng dẫn thủ tục hải quan khai báo hàng hóa vào khu chế xuất với mong muốn giúp bạn hiểu thêm các quy định của pháp luật, thực hiện tốt thủ tục hơn trên thực tế. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ, vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới Luật ACC theo thông tin ngay phía dưới để được giải đáp kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo