What are human rights? - Công ty Luật ACC

Human rights - Quyền con người đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, tôn trọng và thực hiện. Tìm hiểu thêm trong bài viết What are human rights? - Công ty Luật ACC

 1. Khái niệm quyền con người? What Are Human Rights?

Quyền con người (Human rights) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính phủ nào cũng phải bảo vệ.

Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên (natural rights) mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền pháp lý (legal right). Theo đó “quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và các nhóm chổng lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.

Human rights are rights inherent to all human beings, regardless of race, sex, nationality, ethnicity, language, religion, or any other status. Human rights include the right to life and liberty, freedom from slavery and torture, freedom of opinion and expression, the right to work and education, and many more.  Everyone is entitled to these rights, without discrimination.

Xem thêm bài viết Nhân quyền là gì?

2. Nội dung quy định về quyền con người theo Hiến pháp:

2.1. Đặc trưng của quyền con người:

Quyền con người có các đặc trưng cơ bản là tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể:

Tính phổ biến, phổ quát của quyền con người: Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn có của con người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính. Đặc điểm này thể hiện ở việc ngay từ khi sinh ra, con người đã được tạo hóa ban tặng. Nói cách khác, đây là một quyền bẩm sinh, gắn liền với tất cả mọi người. Ngoài ra, nối quyền con người có tính phổ quát còn bởi vì con người sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền được mọi người công nhận về quyền con người của mình.

Tính không thể chuyển nhượng: Các quyền con người được quan niệm là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Các quyền này gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể chuyển nhượng cho bất kỳ người nào khác.

Tính không thể phân chia: Các quyền con người gắn kết chặt chẽ, tác động lẫn nhau, do đó việc tạch biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người.

Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: Các quyền con người dù là các quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Chẳng hạn quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập chính là tiền đề để con người có điều kiện thực hiện các quyền khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả. Hay quyền có việc làm cũng là tiền đề để thực hiện các quyền khác như quyền học tập, quyền có nhà ở, quyền tự do đi lại, quyền sở hữu tư nhân,…

Tính giai cấp: Sở dĩ quyền con người mang tính giai cấp là bởi vì quyền con người được pháp luật công nhận và bảo vệ. Song pháp luật được ban hành lại mang tính giai cấp rõ ràng.

Tính đặc thù: Tính đặc thù của quyền con người thể hiên ở chỗ con người sinh ra luôn mang những đặc trưng, bản sắc riêng tùy thuộc vào những miền văn hóa và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, những vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau.

Cũng chính vì quyền con người có tính đặc thù nên mọi quốc gia có quyền ban hành những quy định pháp luật liên quan đến quyền con người riêng, sao cho phù hợp với văn hóa và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia mình. Miễn là không được trái với những nguyên tắc chung về quyền con người được thế giới ghi nhận và bảo vệ.

Xem thêm bài viết Quyền công dân là gì?

2.2. Phân loại các quyền con người:

Quyền con người có thể được phân loại dựa theo chủ thể quyển và nội dung quyền. Theo chủ thể quyển: gồm quyền của cá nhân, quyền của nhóm (như phụ nữ, trẻ em) và quyền quốc gia, ví dụ như: quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển…. Theo nội dung quyển gồm nhóm quyền dân sự, chính trị, ví dụ như: quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước, xã hội; quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo… và nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, ví dụ như: quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền học tập, quyền hưởng thụ văn hóa…

3. Câu hỏi thường gặp

Quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013 được thể hiện qua các quyền nào?

Quyền sống quy định tại Điều 19, quyền đời tư Điều 20 và 21, quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình Điều 20, quyền khiếu nại, tố cáo Điều 30, quyền tự do cư trú, đi lại điều 22 và 23, quyền bình đẳng giới theo Điều 26

Các quyền con người mà Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa tìm cách thúc đẩy và bảo vệ bao gồm quyền gì?

Quyền được làm việc trong điều kiện thuận lợi và công bằng; quyền được bảo trợ xã hội, có mức sống đầy đủ và các tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về thể chất và tinh thần; quyền được học hành và thụ hưởng các quyền lợi của tự do văn hóa và tiến bộ khoa học.

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có hiệu lực năm nào?

Năm 1976

Trên đây là bài viết What are human rights? - Công ty Luật ACC. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác như dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp...hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiểu quả đến từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo