Mẫu hợp đồng ủy quyền thương hiệu, logo năm 2024

Khi phát sinh những vấn đề trong hoạt động ủy quyền thương hiệu, logo thì hợp đồng hợp đồng ủy quyền thương hiệu, logo là căn cứ pháp lý để giúp hai bên giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về nó. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Thương Hiệu, Logo Năm 2022

1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì ?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán và cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện như:

  •  Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền sẽ cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành kinh doanh.

2. Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Một mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu sẽ phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

  • Tên và hình thức của quyền thương mại được chuyển giao như: sơ cấp, thứ cấp, độc quyền, hay không độc quyền,…
  • Nội dung, phạm vi của quyền thương mại được chuyển nhượng.
  • Trách nhiệm của các bên chủ thể đối với hàng hóa, dịch vụ cung ứng khi cung cấp cho người tiêu dùng.
  • Thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn này có thể theo thỏa thuận giữa các bên ký kết. Đồng thời các bên có thể thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn quy định hoặc gia hạn sau khi chấm dứt hợp đồng.
  • Các giá cả, chi phí, các khoản thuế có nghĩa vụ chi trả của hàng hóa dịch vụ.
  • Hình thức và phương thức thanh toán hợp đồng.
  • Quyền hạn và trách nhiệm của các bên khi tham gia giao kết.
  • Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm, khi các bên thực hiện hợp đồng.
  • Tuyển dụng nhân viên khi bắt đầu hoạt động thương mại.
  • Cam kết của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng.
  • Chấm dứt hợp đồng và thanh lý hợp đồng, thanh lý tài sản và giải quyết tranh chấp giữa các bên.
  • Xác nhận của các bên chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng.

3. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU

Số: ……………………/HĐCNNH

Hôm nay, ngày .......... tháng ......... năm …… Tại ………………………………. Chúng tôi gồm:

Bên chuyển nhượng (Bên A):

- Họ và tên/Tên tổ chức: 

- Trụ sở chính: 

- Điện thoại: 

- Mã số thuế: 

- Tài khoản số: 

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 

- Đại diện là: 

- Chức vụ: 

- Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): 

(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)

Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):

- Họ và tên/Tên tổ chức: 

- Trụ sở chính: 

- Điện thoại: 

- Mã số thuế: 

- Tài khoản số:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:.

- Đại diện là: 

- Chức vụ: 

- Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): 

Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng (1)

Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:

TT, tên đối tượng, số GCN, ngày cấp, nhóm sản phẩm

Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng. 

Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng

1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên nhận chuyển nhượng.

1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.

Điều 3: Phí chuyển nhượng

Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí).

(hoặc là khoản phí cụ thể là 

Phương thức thanh toán: 

Địa điểm thanh toán: 

Thời hạn thanh toán: 

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên

4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:

- Cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.

- Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.

- Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.

- Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:

- Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.

- Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.

- Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

Điều 5: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng

4.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.

- Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.

Điều 6: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.

Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp

Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hoà giải thương lượng. Nếu việc hoà giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án các cấp xét xử. (hoặc trọng tài thương mại)

Điều 8: Thẩm quyền ký kết

Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.

               BÊN CHUYỂN NHƯỢNG                    BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

Ghi chú:

(1) Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng Nhãn hiệu:

- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Trên đây là một số thông tin về mẫu hợp đồng ủy quyền thương hiệu, logo. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo