Khi phát sinh những vấn đề trong quá trình gửi giữ hàng hóa thì hợp đồng gửi giữ hàng hóa chính là căn cứ pháp lý để giúp hai bên giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về hợp đồng gửi giữ hàng hóa. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hợp đồng giữ gửi hàng hóa là gì?
Căn cứ Điều 554 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.
Theo đó, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ.
Căn cứ theo Điều 554 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó:
- Bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản; và
- Trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng,
- Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng song vụ. Tức là:
- Bên giữ có quyền yêu cầu bên nhận giữ phải bảo quản tài sản gửi giữ và trả lại tài sản khi hết hạn hợp đồng hoặc theo yêu cầu;
- Bên nhận giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản, khi hết hạn hợp đồng và trả tiền gửi tài sản theo thỏa thuận.
2. Đối tượng của hợp đồng gửi giữ hàng hóa.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005, đối tượng hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 163, Điều 174) giải thích rõ ràng tài sản bao gồm là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Vật gồm có động sản và bất động sản, Bất động sản là các tài sản bao gồm:
- Đất đai
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kế cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
- Các tài sản khác do pháp luật quy định(ví dụ: các công trình xây dựng ở thềm lục địa..)
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản, như tiền, giấy tờ có giá như sách, bút, ti vi, tủ lạnh…có thể trao đổi mua bán được.
3. Ý nghĩa của hợp đồng gửi giữ tài sản
Mạng lưới dịch vụ này phát triển hợp đồng gửi giữ tài sản làm giảm bớt sự mất mát và bảo đảm an toàn cho tài sản.
Trong cuộc sống, quan hệ gửi giữ giữa các cá nhân cũng cần điều chỉnh bởi pháp luật, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm dân sự khi tài sản bị hư hỏng, mất mát do lỗi của bên nhận giữ. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của bên nhận giữ tài sản, hạn chế những trường hợp lạm dụng tín nhiệm để sử dụng, chiếm đoạt tài sản trái phép.
4. Mẫu hợp đồng gửi giữ hàng hóa
Nội dung Hợp đồng gửi, giữ hàng hóa gồm các nội dung về bên nhận và bên gửi giữ, tài sản gửi giữ, địa điểm gửi giữ, giá cả và các nội dung khác liên quan, cụ thể như đính kèm trên đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ HÀNG HÓA (Mẫu)
Hôm nay, ngày … tháng … năm ….
Tại (địa điểm):
Chúng tôi gồm có:
Bên A (Bên gửi tài sản)
Tên chủ hàng:
Cấp ngày
Điện thoại số:
Địa chỉ liên hệ:
Bên B (Bên giữ tài sản)
Tên chủ kho bãi:
Cấp ngày:
Điện thoại số:
Địa chỉ liên hệ:
Hai bên sau khi bàn bạc đã thống nhất nội dung hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
Điều 1: Đối tượng gửi, giữ:
- Tên tài sản, hàng hóa:
- Liệt kê số lượng, hoặc mô tả tình trạng vật đưa đi gửi giữ.
Điều 2: Giá cả và phương thức thanh toán
- Giá cả (theo qui định của Nhà nước, nếu không có thì 2 bên tự thỏa thuận).
+ Loại hàng thứ nhất:………… đồng /tháng
+ Loại hàng thứ hai ………….. đồng /tháng
- Phương thức thanh toán (trả bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, thời hạn trả…
Điều 3: Nghĩa vụ của bên A
- Thông báo các đặc tính của vật gửi, nếu cần thiết.
- Trả thù lao khi lấy lại vật gửi
- Trả phí tổn lưu kho khi hết hạn hợp đồng mà không kịp thời nhận lại tài sản đã gởi.
- Chịu phạt ….% do chậm nhận lại tài sản đã gửi vào kho theo quy định của hợp đồng.
Điều 4: Nghĩa vụ của Bên B (bên giữ tài sản)
- Bảo quản cẩn thận vật gửi giữ, không được sử dụng vật trong thời gian bảo quản.
- Chịu trách nhiệm rủi ro đối với vật gửi giữ, trừ các trường hợp bất khả kháng.
- Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng vật gửi giữ.
Điều 5: Giải quyết tranh chấp
- Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tình hình thực hiện hợp đồng, nếu có gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng, có lợi (có lập biên bản).
- Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa việc tranh chấp ra Tòa án giải quyết.
Điều 6: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … đến ngày ……..
Hợp đồng này được lập thành ….. bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ….bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Ký tên Ký tên
Trên đây là một số thông tin về mẫu hợp đồng gửi giữ hàng hóa. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn
Nội dung bài viết:
Bình luận