Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Vậy thế nào là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì? Các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì? ACC mời bạn tìm hiểu thông qua bài viết Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những vấn đề pháp lý liên quan
1. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
- Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho các tổ chức, cá nhân khác, việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản thông qua hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quạn nhà nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu
- Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
Xem thêm bài viết Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì và những điều cần biết
2. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.
Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những vấn đề pháp lý liên quan
Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
– Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng
– Căn cứ chuyển nhượng
– Giá chuyển nhượng
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
3. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong điều 148 Luật sở hữu trí tuệ.
Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Theo quy định trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
4. Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
Người yêu cầu chuyển nhượng cần chuẩn bị các đầu mục hồ sơ dể nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu theo mẫu quy định;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)
5. Câu hỏi thường gặp
Chuyển nhượng nhãn hiệu chi phí bao nhiêu?
Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bao gồm những khoản chi phí sau đây:
– 120.000 Đồng (Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)
– 230.000 Đồng (Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu (mỗi đối tượng):)
– 120.000 Đồng (Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)
– 550.000 Đồng (Phí thẩm định đơn (mỗi đối tượng): 550.000 đồng (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận))
– 600.000 Đồng (Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết (mỗi đối tượng)
Thời gian thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu là bao lâu?
Theo quy định thời gian thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu là 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ chuyển nhượng. Tuy nhiên trên thực tế thời gian có thể kéo dài từ 03 – 06 tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục sở hữu trí tuệ. Do số lượng đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ có thể khá lớn nên thời gian làm việc thường chậm hơn theo quy định.
Thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu ở đâu?
Công ty ACC là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp là nơi thực hiện đại diện giúp khách hàng hoàn thiện quy trình thủ tục nêu trên một cách nhanh chóng và uy tín.
Trên đây là nội dung chi tiết Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những vấn đề pháp lý liên quan. ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận