Khi nào hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt? [Mới 2022]

Hiện nay, việc cầm cố tài sản diễn ra khá phổ biến và thường xuyên trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhằm mục đích để đảm bảo các chủ thể thực hiện nghĩa vụ dân sự thì hiện nay, cầm cố tài sản được coi là một biện pháp bảo đảm tương đối an toàn đối với khoản tiền cho vay và là một loại hình giao dịch được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn. Vậy cầm cố tài sản là gì? Khi nào hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Khi nào hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt? [Mới 2022]
Khi nào hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt? [Mới 2022]

1. Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Người giữ tài sản thường là bên có quyền, bên nhận cầm cố; nếu tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên giữ tài sản cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác; không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý

Khi đã đến kì hạn thực hiện nghĩa vụ, bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền, bên nhận cầm cố, thì tài sản cầm cố được xử lí theo phương thức do các bên thoả thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, chỉ phí bán đấu giá tài sản.

Nếu bên cầm cố đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn thì bên nhận vật cầm cố phải trả lại cho bên cầm cố tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản mà bên nhận cầm cố đã nhận, nếu tài sản cầm cố bị hư hỏng thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại.

2. Khi nào hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt?

Điều 315 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt cầm cố tài sản:

Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Cụ thể là, khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt, tức là bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì đương nhiên biện pháp cầm cố cũng chấm dứt. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt.

- Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Khi xác lập giao dịch cầm cố các bên có thể thỏa thuận về các trường hợp hủy bỏ biện pháp cầm cố như: bên nhận cầm cố gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cầm cố, hoặc các căn cứ khác,…Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép các bên được thỏa thuận thay thế biện pháp bảo đảm từ cầm cố sang bất kỳ biện pháp bảo đảm nào khác, như: thế chấp, bảo lãnh,…Khi thay thế biện pháp bảo đảm thì biện pháp cầm cố chấm dứt, thay vào đó làm phát sinh hiệu lực của biện pháp bảo đảm thay thế.

- Tài sản cầm cố đã được xử lý. Khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ như thỏa thuận, thì bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm để thỏa mãn quyền được thanh toán của mình. Khi đó, việc cầm cố tài sản cũng chấm dứt.

- Theo thỏa thuận của các bên. Bởi lẽ, việc cầm cố tài sản cũng là một giao dịch dân sự do đó nó có thể chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt biện pháp bảo đảm dù nghĩa vụ được bảo đảm vẫn chưa được thực hiện.

3. Hợp đồng cầm cố tài sản có phải công chứng không?

Theo Điều 310 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy, hợp đồng cầm cố tài sản có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản, trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải lập thành văn bản thì hợp đồng cấm cố tài sản mới phải thể hiện bằng văn bản. Nếu hợp đồng cầm cố tài sản được lập thành văn bản thì không cần thiết phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên thì các bên có thể thỏa thuận cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Khi có tranh chấp liên quan đến tài sản cầm cố thì hợp đồng cầm cố tài sản sẽ là một chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Nên công chứng hợp đồng cầm cố tài sản vì việc này sẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các bên nếu có tranh chấp xảy ra.

Trên đây là các nội dung về Khi nào hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ công ty luật ACC để được giải đáp và tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo