Hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980

Hiến pháp là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.

2825612203887789599535574287024367185768947n-16535250277822069973751
Hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980

1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1980

Trước tình hình đó, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà. Nghị quyết của Hội nghị đã nhấn mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam...”. Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Hội nghị đã nhất trí quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã diễn ra ngày-25/4/1976 với sự tham gia của hơn 23 triệu cử tri, chiếm gần 99% tổng số cử tri.

Tổng số đại biểu Quốc hội đã bầu là 492, trong đó 249 đại biểu miền Bắc và 243 đại biểu miền Nam.1 Tổng số đại biểu Quốc hội được tính theo tỷ lệ: 1 đại biểu/1.000 cử tri.

Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kì họp đầu tiên vào ngày 25/6/1976 và kéo dài đến ngày 03/7/1976. Ngày 02/7/1976, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng. Quốc hội đã quyết định trong khi chưa có Hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta dựa trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đồng thời Quốc hội khoá VI đã ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, Uỷ ban đã hoàn thành Dự thảo. Bản Dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận. Tháng 9/1980, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kì đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa Dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp.

2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980

Chương I - Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chế độ chính trị vốn là chương thường bao gồm những thể chế cơ bản của Nhà nước và xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tính chất, đặc trưng cơ bản là "một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo” và tiếp theo là sự ghi nhận các chế định cơ bản của chính quyền: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đồng thời, ở Chương I, lần đầu tiên xác nhận bản chất chuyên chính vô sản của chính quyền ở ngay tại Điều 2, thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng-duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội.

Tiếp đó, Hiến pháp đã lần lượt xác định vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận (Điều 9) và dành riêng một điều về Tổng công đoàn Việt Nam (Điều 10); của tập thể nhân dân lao động ở cơ quan, xí nghiệp (Điều 12)...

Chương II - Chế độ kinh tế có 22 điều từ Điều 15 đến Điều 36 là một trong những chương lớn của Hiến pháp, chỉ đứng sau Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nội dung chủ yếu của cả chương là thể chế hóa một cách tổng quát đường lối xây dựng một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.

Chương III - Văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật: có 13 điều từ Điều 37 đến Điều 49. Lần đầu tiên, trong đạo luật cơ bản của Nhà nước các vấn đề thuộc đường lối phát triển văn hóa, giáo dục, khoa  học, kỹ thuật của đất nước đã được tập trung lại, thể hiện thành những thể chế hiến định trong một chương riêng, phản ánh một cách nhìn mới về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật trong đời sống của đất nước trong quá trình phát triển đi lên của xã hội.

Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: gồm 3 điều, từ Điều 50 đến điều 52. Cũng là lần đầu tiên, bảo vệ Tổ quốc có vị trí của một chương riêng biệt trong Hiến pháp - luật cơ bản, phản ánh một thực tế đấu tranh đã trở thành quy luật trong trường kỳ lịch sử, công cuộc dựng nước bao giờ cũng gắn với sự nghiệp giữ nước, bảo vệ Tổ quốc.

Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: gồm 29 điều, từ Điều 53 đến Điều 81, là chương lớn nhất của Hiến pháp thể hiện quan điểm như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các Hiến pháp Việt Nam và đến Hiến pháp năm 1980 có bước phát triển mới: địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội của nhân dân.

Nội dung của chương này quy định tương đối bao quát, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các quyền tự do dân chủ (các điều 67, 68, 71). Một điều mới trong cách thể hiện là lao động và học tập được quy định là quyền đồng thời là nghĩa vụ của công dân. Các nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được quy định đầy đủ.

Một đặc điểm đáng kể của chương này là cùng với các quy định đầy đủ, toàn diện về các quyền và nghĩa vụ của công dân, lại có những quy định tuy không trực tiếp đề cập quyền và nghĩa vụ công dân nhưng lại có mối quan hệ khăng khít trong cuộc sống cộng đồng như vị trí, vai trò của gia đình là tế bào của xã hội (Điều 64) hoặc trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng (Điều 65),"tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực" (Điều 66).

Năm chương từ Chương VI đến Chương X gồm 60 điều từ Điều 82 đến Điều 141, với các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước trung ương và địa phương thể hiện mối quan hệ khăng khít với nhau theo tinh thần vừa có sự phân công, vừa có phối hợp trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các quy định đã thành nguyên tắc, nguyên lý của hai Hiến pháp trước, đồng thời, có sự điều chỉnh lớn, đưa mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam về cơ bản theo mô hình tổ chức nhà nước xã hội chủ nghĩa phổ biến ở những năm 70, 80, thế kỷ XX.

Về Quốc hội, Chương VI có 16 điều từ Điều 83 đến Điều 97, khẳng định các quy định truyền thống có tính nguyên tắc về vị trí của Quốc hội, đồng thời, khẳng định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước... và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước (Điều 82).

Chương VII - Hội đồng nhà nước: có 6 điều từ Điều 98 đến Điều 103, thiết kế một thể chế rất mới mẻ ở Việt Nam, vừa làm chức năng của cơ quan thường trực của Quốc hội, vừa làm Chức năng của Chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia. Điều 98 ghi:

Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Hội đồng nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chương VIII - Hội đồng Bộ trưởng có 9 điều từ Điều 104 đến Điều 112, chủ yếu kế thừa, tiếp thu các quy định của thiết chế Hội đồng Chính phủ của Hiến pháp năm 1959 với những điều chỉnh, bổ sung cần thiết cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Hội đồng Bộ trưởng, theo Điều 104, là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng Bộ trưởng về cơ bản như ở Hiến pháp năm 1959 với sự cụ thể hóa, bổ sung một số chức năng mà Nhà nước ta, do bản chất nhân dân của nó, ở giai đoạn nào cũng được thể hiện, nhưng ở các Hiến pháp trước chưa được chính thức ghi nhận thì nay đã được bổ sung, trở thành những nhiệm vụ, quyền hạn mới của Hội đồng Bộ trưởng.

Chương IX - Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân: có 14 điều, từ Điều 113 đến Điều 126, chủ yếu kế thừa, tiếp tục các quy định của thiết kế mô hình tổ chức chính quyền địa phương của các Hiến pháp trước: tổ chức chính quyền ba cấp hoàn chỉnh: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đều có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (cơ quan hành pháp địa phương đã được gọi là Ủy ban nhân dân thay cho tên gọi ủy ban hành chính ở hai Hiến pháp trước.

Tháng 6.1989, kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa VIII đã có nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1980 trực tiếp liên quan đến các quy định của Chương IX, theo đó tất cả 6 điều được sửa đổi, bổ sung đều quan hệ đến 1 thiết chế là thường trực Hội đồng nhân dân được thành lập ở Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp huyện, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp và điều hành, phối hợp hoạt động của các ban do Hội đồng nhân dân lập ra, nhiệm vụ mà trước đó do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện. Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1980 cũng điều chỉnh nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, nếu trước đây cấp tỉnh là 4 năm, cấp huyện, cấp xã là 2 năm (Điều 116), thi nay theo nghị quyết mới tất cả đều 5 năm.

Chương X - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có 15 điều từ Điều 127 đến Điều 141 về cơ bản kế thừa, tiếp thu những quy định của Hiến pháp năm 1959 về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Lần đầu tiên, ồ tầm hiến định, chương này có quy định: ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật.

Chương XI - Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô có 4 điều, từ Điều 142 đến Điều 145, so với Hiến pháp năm 1959, có bổ sung quan trọng về Quốc ca: Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội quyết định, về Quốc kỳ (Điều 142); Quốc huy (Điều 143) có sự bổ sung, miêu tả cụ thể những chi tiết của quốc kỳ - hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; đối với Quốc huy cũng có mô tả chi tiết cụ thể (Điều 143).

Chương XII - Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp có 2 điều: Điều 146 và Điều 147. So với Hiến pháp 1959, có bổ sung một điều đặc biệt quan trọng về hiệu lực của Hiến pháp, cụ thể Điều 146 ghi: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Điều 147 về sửa đổi Hiến pháp giữ nguyên như Điều 112 Hiến pháp năm 1959: chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp và phải được hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành mới có giá trị.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo