Mẫu hóa đơn đỏ viết tay

Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT, hóa đơn đỏ khi bán hàng hóa, dịch vụ, xây dựng, lắp đặt.... Cách viết các chỉ tiêu trên hóa đơn như ngày, tháng, năm tên hàng hóa,... theo thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về mẫu hóa đơn đỏ viết tay, mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé!

I. Quy định chung

Theo điều 16 Thông tư 39/2014/tTT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về việc lập hóa đơn GTGT cụ thể như sau:

Khi lập hóa đơn GTGT phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn. Trên hóa đơn GTGT phải:

-Ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán( nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế.

-Đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Không được tẩy xóa, sửa chữa;

-Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ;

-Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quang, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống( nếu có).

-Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

-Hóa đơn được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn.

II. Mẫu viết tay hóa đơn đỏ chi tiết

a. Hóa đơn GTGT được lập theo mẫu mới nhất 01GTKT3/001 theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn GTGT

                              Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất mẫu 01GTKT3/001

b. Cách viết từng chỉ tiêu trên hóa đơn GTGT

- Cách viết ngày tháng năm trên hóa đơn GTGT

  • Ngày…tháng…năm: điền chính xác ngày tháng năm lập hóa đơn theo quy định về thời điểm viết hóa đơn GTGT ở mục II.

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyển hình thực hiện chậm nhất không quá bảy ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.

-Thông tin người mua, bán hàng

  • Thông tin người bán: thông thường được in sẵn hoặc đóng dấu vuông công ty
  • Thông tin người mua:

+ Họ tên người mua hàng: ghi đầy đủ họ tên người đến trực tiếp giao dịch với Công ty. Nếu người mua không lấy hóa đơn kế toán vẫn phải lập hóa đơn bình thường và ghi “Khách hàng không lấy hóa đơn”. (Phần này có thể điền hoặc không).

+ Tên đơn vị: điền tên đơn vị mua theo đúng giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu tên doanh nghiệp quá dài, kế toán có thể viết tắt một số từ thông dụng như “trách nhiệm hữu hạn” viết tắt thành “TNHH”, “cổ phần” thành ”CP”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “chi nhánh” thành “CN”….

+ Địa chỉ: ghi địa chỉ đơn vị mua theo đăng ký kinh doanh. Có thể viết tắt một số từ như “Quận” thành “Q.”, “Phường” thành “P.” ….

+ Mã số thuế: ghi chính xác mã số thuế của đơn vị mua theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

-Hình thức thanh toán: có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng (với những hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để được tính vào chi phí hợp lý). Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng hình thức gì thì ghi hình thức đó:
+ Nếu thanh toán bằng tiền mặt: ghi “TM”

+ Nếu thanh toán qua chuyển khoản, ghi “CK”

+ Nếu chưa xác định được hình thức thanh toán, ghi “TM/CK”

-Trong phần bảng liệt kê hàng hóa:
+ Cột số thứ tự: ghi số thứ tự lần lượt của các hàng hóa được bán ra.

+ Cột tên hàng hóa, dịch vụ: điền đúng tên hàng, mã hàng hóa chi tiết theo sổ quản lý kho của doanh nghiệp.

+ Đơn vị tính: hàng hóa bán ra được doanh nghiệp theo dõi kho theo đơn vị tính nào thì ghi đơn vị tính như thế (VD: kg, chiếc, bộ…) Nếu cung ứng dịch vụ có thể ghi hoặc không ghi đơn vị tính.

+ Số lượng: ghi số lượng bán.

+ Đơn giá: ghi đơn giá của một đơn vị hàng hóa chưa VAT.

+ Thành tiền: ghi số thành tiền được xác định bằng số lượng nhân đơn giá.

Lưu ý: Nếu viết hết tất cả hàng hóa, dịch vụ bán ra rồi mà trên hóa đơn GTGT vẫn còn dòng trống, kế toán phải gạch chéo toàn bộ phần còn trống từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

-Phần tổng cộng:
+ Cộng tiền hàng: là số tổng cột thành tiền trên hóa đơn

+ Thuế suất thuế GTGT: hàng hóa chịu mức thuế suất nào thì ghi mức thuế suất đó (có thể là 0%, 5% hoặc 10%). Nếu hàng hóa không chịu thuế GTGT thì gạch chéo (/) ở phần thuế suất.

+ Tổng cộng tiền thanh toán: ghi tổng dòng thành tiền và tiền thuế GTGT

+ Số tiền viết bằng chữ: ghi số tổng tiền bằng chữ, không được phép làm tròn.

-Phần ký tên:
+ Người mua hàng ký: người trực tiếp đi mua (người được ghi tên trên dòng họ tên người mua hàng) ký và ghi rõ họ tên. Nếu bán hàng qua mạng, hoặc qua điện thoại đóng dấu bán hàng qua điện thoại.

+ Người lập hóa đơn: ký và ghi rõ họ tên

+ Thủ trưởng đơn vị: giám đốc đơn vị bán ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên hoặc người được ủy quyền (có giấy ủy quyền khi giám đốc đi công tác) ký và ghi họ tên.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về mẫu hóa đơn đỏ viết tay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo