Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Hợp Quy Đồ Chơi Trẻ Em [2024]

Trong thế giới hiện đại, đồ chơi không chỉ đơn giản là những vật dụng giải trí mà còn là những "đối tác" đồng hành quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với sự đa dạng và phong phú của thị trường đồ chơi, việc đảm bảo an toàn và chất lượng của chúng trở nên cực kỳ quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu này, quy trình cấp giấy chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em đã trở thành một bước đi không thể thiếu. Hãy cùng ACC tìm hiểu về quy trình này và vai trò quan trọng của nó trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho thế hệ trẻ trong bài viết sau đây.

 

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Hợp Quy Đồ Chơi Trẻ Em

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Hợp Quy Đồ Chơi Trẻ Em

1. Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).

Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp sản xuất hay nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em.

  • Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước: Các doanh nghiệp buộc phải chứng nhận hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
  • Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu thì hàng hóa phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 03:2009/BKHCN trước khi hàng hóa được thông quan.

2. Hồ sơ xin giấy chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em

2.1. Hồ sơ chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em theo phương thức 5 – Hiệu lực 1 năm

  • Hợp đồng thương mại (trong Hợp đồng phải thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá là tên của nhà sản xuất theo chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008);
  • Hoá đơn (Invoice);
  • Danh mục hàng hoá (Packing list);
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);
  • Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) hoặc test report (nếu có);
  • Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (còn hiệu lực), dịch sang tiếng Việt nếu là tiếng Trung quốc;
  • Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 (còn hiệu lực), dịch sang tiếng Việt nếu là tiếng Trung quốc; (nếu có)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp;
  • Giấy Giới thiệu của Doanh nghiệp nhập khẩu;
  • Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy (01 bản chính);
  • Bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá (03 bản chính).

Ghi chú: Tất cả hồ sơ trên phải đóng dấu sao y của Doanh nghiệp (nếu là bản photo), Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy. 

2.2. Hồ sơ chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em theo phương thức 7 – theo lô hàng

  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Danh mục hàng hóa (Packing list)
  • Tờ khai hải quan
  • Bản đăng ký chứng nhận hợp quy (03 bản)

2.3. Hồ sơ chứng nhận hợp quy Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước theo QCVN 03:2009/BKHCN:

Doanh nghiệp sản xuất lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy, bao gồm:

  1. a) Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy (theo mẫu do tổ chức chứng nhận quy định);
  2. b) Các thông tin liên quan đến các loại ĐCTE yêu cầu CNHQ, bao gồm:
    • Tên/Nhãn hiệu của đồ chơi/Mã sản phẩm (nếu có).
    • Mô tả sản phẩm/Các kích thước chính/Hình ảnh của đồ chơi.
    • Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của nhà sản xuất, địa điểm sản xuất đồ chơi.
    • Hồ sơ kiểm soát sản xuất (kẻ cả hồ sơ theo dõi, kiểm soát nguyên vật liệu) và hồ sơ thiết kế liên quan đến các loại ĐCTE yêu cầu CNHQ.
    • Quy trình sản xuất và các nội dung đặc thù liên quan đến loại ĐCTE cụ thể (nếu có).
    • Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng sản xuất, giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).
    • Các kết quả thử nghiệm trên mẫu điển hình, kết quả thử nghiệm về cơ lý của ĐCTE (nếu có), hoặc kết quả thử nghiệm đối với các loại vật liệu sử dụng cho từng loại ĐCTE được đăng ký CNHQ theo các yêu cầu tương ứng quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN (nếu có).
    • Các tài liệu và thông tin kỹ thuật có liên quan khác (nếu có).

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em

3.1. Đối với trò chơi trẻ em nhập khẩu

Thủ tục chứng nhận hợp quy gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận đầu vào ( xem xét sự phù hợp của hồ sơ)

Bước 2: Cấp Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy

Bước 3: Lấy mẫu,đánh giá hiện trường tại kho hoặc tại cảng

Bước 4: Tiến hành thử nghiệm

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với lô hàng.

3.2. Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước

Thủ tục chứng nhận hợp quy gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận đầu vào ( xem xét sự phù hợp của hồ sơ)

Bước 2: Cấp Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy

Bước 3: Lấy mẫu,đánh giá hiện trường tại kho và đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng

Bước 4: Tiến hành thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp quy có giá trị 3 năm.

4. Những loại đồ chơi trẻ em phải chứng nhận hợp quy

Những loại đồ chơi trẻ em phải chứng nhận hợp quy bao gồm:

  • Đồ chơi trẻ em hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi trẻ em được làm từ gỗ hoặc giấy có khối lượng từ 150g trở xuống.
  • Đồ chơi trẻ em hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi trẻ em được làm từ da thuộc hoặc dệt được thiết thiết kế dành riêng cho trẻ dưới 3 tuổi.
  • Các loại đồ chơi trẻ em được dùng bằng miệng được làm từ giấy hoặc gỗ.
  • Đồ chơi trẻ em được làm từ vật liệu dệt hoặc giấy được dùng để trùm lên miệng hoặc mũi.
  • Các loại chất liệu rắn được từ tất cả các nguyên liệu dùng làm đồ chơi với mục đích để lại dấu vết.
  • Các loại chất lỏng trong đồ chơi có màu mà có thể tiếp xúc được.
  • Các loại đất nặn, đất sét được dùng làm đồ chơi, nhưng ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học được làm từ hóa chất được quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-5:1997.
  • Tất cả các loại mô phỏng hình xăm được dùng làm đồ chơi cho trẻ.
  • Tất cả các chất tạo thành bong bóng khí.

5. Các sản phẩm KHÔNG được coi là đồ chơi

Các sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em được quy định tại Danh mục các sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em, theo đó, trong Quy chuẩn này, các sản phẩm sau không được coi là đồ chơi:

  • Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);
  • Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;
  • Mũi tên có đầu nhọn kim loại;
  • Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén;
  • Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
  • Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;
  • Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2008 (ISO 8124-1:2000);
  • Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;

6. Phương thức đánh giá hợp quy đồ chơi trẻ em

Phương thức đánh giá hợp quy có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau:

  1. Phương thức 1:thử nghiệm mẫu điển hình;
  2. Phương thức 5:thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  3. Phương thức 7:thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Sau đó đồ chơi trẻ em cần được tiến hành chứng nhận hợp quy bởi tổ chức được chỉ định theo Thông tư số 09/2009/TTBKHCN. Nhà sản xuất hay nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ để tiến hành chứng nhận và công bố

Đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, dấu hợp quy đồ chơi trẻ em sẽ được cấp theo mẫu sau khi đơn vị đã hoàn thành thủ tục hợp quy theo quy định.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Hồ sơ và thủ tục trọn gói chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em do ACC cung cấp.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (504 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo