Điều kiện áp dụng hiệu lực hồi tố theo quy định của pháp luật

Hiệu lực hồi tố là một vấn đề pháp lý phức tạp và luôn được các nhà lập pháp và nhà nghiên cứu quan tâm. Việc áp dụng hiệu lực hồi tố vào các hành vi đã xảy ra trong quá khứ đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo tính công bằng, hợp lý và phù hợp với các nguyên tắc pháp lý. Bài viết này Công ty luật ACC sẽ đi sâu phân tích các điều kiện để áp dụng hiệu lực hồi tố theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện áp dụng hiệu lực hồi tố theo quy định của pháp luật

Điều kiện áp dụng hiệu lực hồi tố theo quy định của pháp luật

1. Hiệu lực hồi tố là gì?

Như chúng ta đã biết, các văn bản quy phạm pháp luật chứa các quy tắc xử để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội theo phương diện của pháp luật. Mỗi văn bản đó đều được quy định rõ ràng về thời điểm có hiệu lực và thời điểm hết hiệu lực. Khi một văn bản quy phạm pháp luật đó hết hiệu lực thì sẽ vận dụng để điều chỉnh nữa. 

Ví dụ: Nghị quyết Số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành Bộ luật hình sự có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016. Và nó đã hết hiệu lực vào 05/7/2017.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì dù các hành động đã diễn ra trong quá khứ trước khi có pháp luật điều chỉnh thì vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành. Việc áp dụng các văn bản pháp luật này được gọi là Hồi tố. 

Như vậy, hiệu lực Hồi tố trong pháp luật là một dạng hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật. Nó được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản đó trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.

2. Điều kiện áp dụng hiệu lực hồi tố theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020), hiệu lực hồi tố chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong Luật, Nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương. Hiệu lực hồi tố phổ biến nhất trong hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Cụ thể:  

2.1. Hiệu lực hồi tố trong dân sự

Tại Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 đã quy định về việc hướng dẫn áp dụng hiệu lực hồi tố các vụ việc, vụ án, bản án, quyết định trong lĩnh vực dân sự khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực như sau:

  • Áp dụng các quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01/7/2016, nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm;
  • Áp dụng các quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01/7/2016, nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm;
  • Áp dụng các quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01/7/2016 nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
  • Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/7/2016 mà kể từ ngày 01/7/2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01/7/2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết;
  • Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Một vụ ly hôn được Tòa thụ lý vào đầu năm 2016 tuy nhiên vì các bên đương sự thường xuyên vắng mặt trong các cuộc hòa giải cho nên đến tháng 8, 2016, mới bắt đầu giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì lúc này luật áp dụng cho vụ ly hôn là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Các quy định trên của BLTTDS 2015 nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và sự tiến bộ trong thủ tục tố tụng, phù hợp với nguyên tắc hồi tố. Quy định này cũng thể hiện tính nhân văn khi bảo vệ quyền lợi của các bên thông qua các trình tự tố tụng rõ ràng và công bằng hơn, từ đó tăng cường niềm tin vào hệ thống pháp luật.

2.2. Hiệu lực hồi tố trong hình sự 

Tại Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về áp dụng hiệu lực hồi tố đối với các hành vi phạm tội trước khi Bộ luật Hình sự hiện hành chính thức có hiệu lực thi hành như sau: 

  • Áp dụng điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện đối với một hành vi phạm tội.
  • Không được áp dụng điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
  • Áp dụng điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Qua những quy định trên, ta thấy rằng Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về áp dụng hồi tố là một quy định quan trọng, bảo đảm nguyên tắc nhân đạo và bảo vệ quyền lợi người phạm tội. Quy định này đồng thời thể hiện tính ổn định và dự báo của pháp luật, bảo vệ quyền con người trong quá trình áp dụng luật hình sự.

3. Khi nào thì không được phép áp dụng hiệu lực hồi tố? 

Khi nào thì không được phép áp dụng hiệu lực hồi tố? 

Khi nào thì không được phép áp dụng hiệu lực hồi tố? 

Theo Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi 2020) nêu rõ, không được quy định hiệu lực hồi tố đối với các trường hợp sau đây:

  • Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

Trường hợp này được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định rằng điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện.

  • Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

Ví dụ: Trước khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực, một hành vi bị coi là tội phạm ít nghiêm trọng. Nếu Bộ luật hình sự 2015 quy định hành vi đó là hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì không được áp dụng Bộ luật hình sự 2015 để xét xử người vi phạm.

Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực hồi tố.

4. Các câu hỏi thường gặp 

Vì sao lại cần đến hiệu lực hồi tố?

Việc áp dụng hồi tố sẽ đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt trong các trường hợp pháp luật cũ không còn phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, một số quy định mới có lợi hơn cho cá nhân hoặc tổ chức, thể hiện tính khoan hồng của pháp luật. Ngoài ra, việc áp dụng hồi tố còn đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của hệ thống pháp luật.

Làm thế nào để biết quy định pháp luật có áp dụng hiệu lực hồi tố không?

Để xác định một quy định có áp dụng hiệu lực hồi tố hay không, cần xem xét trực tiếp trong văn bản luật hoặc văn bản dưới luật. Các quy định về hồi tố thường được nêu rõ trong phần hiệu lực thi hành của văn bản pháp luật hoặc được hướng dẫn cụ thể tại các điều khoản chuyển tiếp. Người dân và doanh nghiệp có thể tham khảo các tài liệu pháp lý, hoặc tìm đến các chuyên gia pháp luật để hiểu rõ về khả năng áp dụng hồi tố của quy định đó.

Những hạn chế khi áp dụng hiệu lực hồi tố?

  • Nguyên tắc không xâm phạm quyền có hiệu lực đã được xác lập: Không thể áp dụng hồi tố để thay đổi những quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
  • Giới hạn về thời gian: Thông thường, việc áp dụng hồi tố chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi quy định mới có hiệu lực.
  • Giới hạn về đối tượng: Không phải tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều có thể áp dụng hồi tố.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã nắm rõ về điều kiện áp dụng hiệu lực hồi tố theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, Việc áp dụng hiệu lực hồi tố phải dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng, đảm bảo tính công bằng và hợp lý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ cụ thể, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty luật ACC để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo