Cân nhắc ưu điểm và khuyết điểm của CPTPP

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia ngày càng gia tang và bao phủ trên nhiều lĩnh vực. Các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế nhằm mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác cũng như tăng vị thế của quốc gia mình trên trường quốc tế. Vậy, hiệp định CPTPP ưu nhược điểm là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về hiệp định CPTPP ưu nhược điểm.

Cptpp 25 5 15693163685451364368754 Crop 1569317372756391712892

Cân nhắc ưu điểm và khuyết điểm của CPTPP

1.Khái quát Hiệp định CPTPP 

Khi tìm hiểu hiệp định CPTPP ưu nhược điểm, chủ thể cũng cần biết được khái quát về hiệp định TPP được giải đáp như sau:

Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Do lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia nên còn được gọi là P4.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 12 nền kinh tế Vành đai Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã được bao gồm ban đầu. Vào năm 2015, Quốc hội đã trao cho Tổng thống Barack Obama quyền nhanh chóng để đàm phán thỏa thuận và đưa nó vào một cuộc bỏ phiếu lên hoặc xuống mà không cần sửa đổi; Tất cả 12 quốc gia đã ký thỏa thuận vào tháng 2 năm 2016. Vào tháng 8 năm 2016, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết sẽ không có một cuộc bỏ phiếu nào về thỏa thuận trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở.

Vì cả hai ứng cử viên của đảng chính, Donald Trump và Hillary Clinton, đều phản đối thỏa thuận, nên nó được coi là đã chết khi đến nơi. Chiến thắng tổng thống của Trump đã củng cố quan điểm đó và vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, ông đã ký một bản ghi nhớ hướng dẫn đại diện thương mại Hoa Kỳ rút lại Hoa Kỳ với tư cách là một bên ký kết thỏa thuận và theo đuổi các cuộc đàm phán song phương.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 12 nền kinh tế Vành đai Thái Bình Dương.

Thỏa thuận sẽ giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác giữa Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Vào năm 2015, Quốc hội đã trao cho Tổng thống Barack Obama quyền nhanh chóng để đàm phán thỏa thuận và đưa nó vào một cuộc bỏ phiếu lên hoặc xuống mà không cần sửa đổi; tất cả 12 quốc gia đã ký thỏa thuận vào tháng 2 năm 2016.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, hướng dẫn đại diện thương mại Hoa Kỳ rút Hoa Kỳ với tư cách là một bên ký kết thỏa thuận.

Cuối cùng, mười một quốc gia còn lại có liên quan đã đồng ý với một thỏa thuận đã được sửa đổi đôi chút, mà một số quốc gia đã phê chuẩn kể từ đó. Mười hai quốc gia đã tham gia đàm phán TPP: bốn bên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương năm 2005 và tám quốc gia bổ sung. Cả mười hai người đã ký TPP vào ngày 4 tháng 2 năm 2016. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau khi tất cả các bên ký kết phê chuẩn, nếu điều này xảy ra trong vòng hai năm. Nếu thỏa thuận không được tất cả các bên phê chuẩn trước ngày 4 tháng 2 năm 2018, thì nó sẽ có hiệu lực sau khi ít nhất 6 quốc gia cùng có GDP của tất cả các bên ký kết phê chuẩn, chiếm hơn 85% GDP. Việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định vào tháng 1 năm 2017 đã chấm dứt một cách hiệu quả mọi triển vọng hiệp định có hiệu lực. Đáp lại, các bên còn lại đã đàm phán thành công phiên bản mới của hiệp định không có ngưỡng 85% GDP, CPTPP, có hiệu lực vào tháng 12 năm 2018.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

2.Nội dung của Hiệp định CPTPP

Nội dung của Hiệp định CPTPP cũng là vấn đề cần thiết khi tìm hiểu hiệp định CPTPP ưu nhược điểm

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP

3.Hiệp định CPTPP ưu nhược điểm

Hiệp định CPTPP ưu nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm:

Thúc đẩy phát triển xuất khẩu

Một số thị trường lớn như Canada hay Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa Việt Nam, tạo ra những tác động tích cực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Song song đó, khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được hưởng cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.

Nâng tầm kinh tế nhờ tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

Tham gia Hiệp định CPTPP cũng đồng nghĩa Việt Nam sẽ được rộng mở cánh cửa cung ứng hàng hóa, dịch vụ sang thị trường các nước lớn.

Vậy lợi ích của CPTPP là gì? Đó là giúp tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng tầm trình độ phát triển nền kinh tế như: tăng năng suất lao động, giảm gia công lắp ráp, phát triển các ngành điện tử công nghệ cao…

Tăng trưởng các ngành kinh tế

Tham gia vào Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh các ngành thực phẩm, đồ uống, dệt may, hóa chất, thuốc lá, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc. Các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác dự kiến cũng sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5%/ năm.

Giúp cải cách và hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế

CPTPP là một dạng Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tham gia vào Hiệp định CPTPP sẽ là cơ hội để Việt Nam cải cách và hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế. Cụ thể là:

-       Tiếp tục hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

-       Hỗ trợ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái thiết kinh tế;

-       Đẩy mạnh phát triển môi trường kinh doanh theo thông thoáng, minh bạch, tiệm cận với các chuẩn mực tiên tiến của quốc tế;

-       Thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước;

Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập quốc dân

Xét về lợi ích xã hội, sự tăng trưởng kinh tế từ việc tham gia vào Hiệp định CPTPP sẽ là cơ sở tích cực để Việt Nam tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.

CPTPP giúp tổng số việc làm ở nước ta bình quân mỗi năm tăng lên khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đây là một con số đáng mừng đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ an sinh xã hội và bảo vệ môi trường

Tăng trưởng kinh tế cũng kéo theo lợi ích giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhờ tham gia CPTPP, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để cạnh tranh thương mại với những nước ngoài Hiệp định, có cơ hội tốt để xây dựng một lộ trình giảm thuế hợp lý.

Nhược điểm:

Thách thức về kinh tế

Xét theo mặt hàng, một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, do Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định nên sức ép cạnh tranh giảm đi đáng kể. Hơn nữa, với hai mặt hàng này, Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm). Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản xuất một số loại thịt.

 

Một số sản phẩm công nghiệp mà một số nước CPTPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong tương lai 10 - 15 năm nữa sản phẩm của ta vẫn chủ yếu hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước CPTPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.

Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp - chăn nuôi, Chính phủ trong thời qua đã ban hành 3 Nghị định theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thí điểm một số mô hình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp v.v. để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và vươn ra thị trường thế giới. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với các công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến trên thế giới. Với công nghệ và phương thức quản lý hiện đại, có cơ sở để tin rằng các sản phẩm do các tập đoàn này làm ra sẽ có khả năng cạnh tranh trên sân nhà. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình cơ cấu lại.

Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu cũng là kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó là bị động, lúng túng khi thách thức đến. Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của CPTPP nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệ mới nói chung.

Thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế

Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn v.v. Sức ép phải thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định là có nhưng sẽ vượt qua được vì 3 lý do. Một là, những cam kết khó nhất, đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ như trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ), đã được 11 nước "tạm hoãn" sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Hai là, nhiều cam kết tuy mới nhưng lại phù hợp hoàn toàn với đường lối, chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước (ví dụ như trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa...) nên sức ép thay đổi hệ thống pháp luật không lớn.

Ngoài ra, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao, ta có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này, nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình. Cụ thể, ngay sau khi Hiệp định được ký kết, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương rà soát các quy định hiện hành trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách để từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hoặc hình thức áp dụng phù hợp nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định CPTPP. Dự kiến, sau khi Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn, một Chương trình xây dựng pháp luật thực thi Hiệp định CPTPP với các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới kèm theo phân công và thời hạn cụ thể cũng sẽ được ban hành để Chính phủ và các Bộ, ngành thực hiện.

 

Thách thức về xã hội

Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, do phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với ta, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.

Đồng thời, với cơ hội mới có được, ta sẽ có điều kiện để tạo ra nhiều việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành ta thực sự có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, với thời gian, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tăng lên, có lựa chọn hơn, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh và nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra.

Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giản thiểu những thách thức gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định, Chính phủ đã và đang chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định, cam kết của Hiệp định. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp phi thuế như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụng theo các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ có các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động.

Thách thức về thu ngân sách

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam, chỉ còn 3 nước là Ca-na-đa, Mê-hi-cô và Pê-ru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn. Trước tác động của hội nhập đến thu ngân sách, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện tái cơ cấu ngân sách nhà nước, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân sách, chính sách thuế, quản lý thuế, hải quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, mở rộng cơ sở thuế, tăng thu nội địa, trên cơ sở đó đảm bảo bền vững ngân sách nhà nước, an ninh tài chính quốc gia.

Với thuế xuất khẩu, do ta giữ lại thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng có nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản nên tác động giảm thu không lớn.

Những vấn đề có liên quan đến hiệp định CPTPP ưu nhược điểm và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về hiệp định CPTPP ưu nhược điểm sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến hiệp định CPTPP ưu nhược điểm? cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo