Sau hơn 20 năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thành Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội. Quan hệ ngoại giao giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Đặc biệt hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Hiệp định thương mại này thông qua bài viết Quan hệ Việt-Mỹ: Mốc son từ Hiệp định BTA dưới đây.

1. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là gì ?
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Hiệp định BTA) là điều ước quốc tế song phương giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, được ký kết tại Oasinhtơn ngày 13.7.2000 và có hiệu lực kể từ ngày 10.12.2001.
Với 72 điều trong 07 chương và 09 phụ lục quy định chi tiết về các cam kết nhằm mở cửa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở đối với các sản phẩm của công dân và pháp nhân của hai nước, Hiệp định này đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình bình thường hoá và phát triển mối quan hệ thương mại toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
2. Nội dung hiệp định thương mại Việt Mỹ
Bao gồm 7 chương và 72 điều, 9 phụ lục, nhằm thiết lập khung pháp lý điều tiết mọi hoạt động kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Những khung pháp lý này được hình thành dựa trên những nguyên tắc cũng như ý chí tự nguyện, tự do giữa Việt Nam và Mỹ và đặc biệt là các nguyên tắc như công khai, minh bạch pháp luật, nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và nhập khẩu, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc( MNF) : Nguyên tắc MFN có nghĩa là tất cả các đối tác thương mại được đối xử công bằng, theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được áp dụng ngay cả khi một nước không đưa ra cam kết cụ thể nào về mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho các công ti nước ngoài trong khuôn khổ WTO.
Nguyên tắc MFN : nguyên tắc MNF được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ nhưng các nước được phép tạm thời miễn áp dụng điều khoản này đối với một số ngành dịch vụ đặc biệt. Để bảo vệ nguyên tắc tối huệ quốc, các nước đã quyết định ngoại lệ chỉ được chấp nhận một lần duy nhất và không được bổ sung thêm. Hiện nay, các ngoại lệ đang được xem xét lại như đã quy định và về nguyên tắc, thời hạn của chúng là 10 năm.
Tuân thủ các cam kết mở cửa thị trường (MA) và đãi ngộ quốc gia (NT): các cam kết này được liệt kê lại trong các “danh mục” các ngành sẽ được mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi ngành những hạn chế đối với sự tham gia của đối tác nước ngoài được nêu rõ nếu cần) và các hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia có nghĩa là khi một số ưu đãi được dành cho các công ti trong nước nhưng không dành cho các công ti nước ngoài.
Những cam kết này phải quy định rõ ràng là “ràng buộc”. Do rất khó bị phá vỡ, các cam kết này chính là sự bảo đảm đối với điều kiện hoạt động của các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu dịch vụ trong nước cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Chấp nhận loại trừ các dịch vụ công (Governmental services).
Các dịch vụ công ở đây được định nghĩa là các dịch vụ được cung ứng không mang tính thương mại hay cạnh tranh với các nhà cung ứng dịch vụ khác. Theo đó, các dịch vụ này được hiểu là không chịu sự điều chỉnh của GATS/WTO, chúng không được đưa ra đàm phán và các cam kết về mở cửa thị trường.
Trong quan hệ giữa các nước thành viên WTO, ngoại lệ này tạo thành một cam kết rõ ràng từ phía các chính phủ thành viên WTO cho phép dùng quỹ công tài trợ cho các dịch vụ trong những lĩnh vực cơ bản thuộc trách nhiệm của các chính phủ. đãi ngộ quốc gia (tức đối xử như nhau đối với các công ti trong và ngoài nước) không được áp dụng cho các loại dịch vụ này.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Mỹ còn đưa ra những điều khoản chung, lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể giữa hai nước, về Tạo thuận lợi cho kinh doanh, phát triển đầu tư, thương mại dịch vụ… những điều này đã tạo nên sự thành công trong quá trình ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và có thể nói Hiệp định này ra đời là sự thúc đầy quá trình để Việt Nam từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử để hội nhập vào kinh tế thế giới.
3. Sau BTA - Việt Nam tự tin hội nhập quốc tế
Ngày 13.7.2000, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA).
“Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ 1 tỉ USD vào năm 2000 đã tăng lên 10 tỉ USD vào năm 2007, chủ yếu nhờ tác động của việc ký kết BTA. Sau năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng cao một phần do sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công rẻ do chi phí nhân công Trung Quốc tăng lên, và những doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu hướng ra xuất khẩu” - GS. David Dapice, chuyên gia hàng đầu về kinh tế Đông Nam Á tại Trường Quản lý Nhà nước John F Kennedy, Đại học Harvard, cho biết.
Năm 2020, dù xuất khẩu sang nhiều thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19 nhưng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn đạt 90,8 tỉ USD, tăng 19,8% so với năm 2019; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 77,1 tỉ USD, tăng 25,7% so với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ khoảng 13,7 tỉ USD, giảm 5%, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ ghi nhận 63,4 tỉ USD.
Đáng lưu ý, thương mại song phương tiếp tục được duy trì trong 7 tháng năm 2021 khi Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,7 tỉ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập từ Hoa Kỳ 8,97 tỉ USD, tăng 10,6%.
Nhận định về quan hệ Việt-Mỹ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: Về bản chất, Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư cùng có lợi với Hoa Kỳ, cùng hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ để thiết lập chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị chất lượng.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, giá trị nhập khẩu hàng từ Hoa Kỳ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, từ đó thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đến Việt Nam lập nhà máy và gia tăng lượng hàng từ các nhà cung ứng Hoa Kỳ.
Nếu không đạt được BTA, Việt Nam sẽ khó có cửa gia nhập WTO, một tổ chức mà luật chơi do Mỹ định hình và dẫn dắt.
Khi đó, Mỹ gửi bản dự thảo Hiệp định Thương mại song phương. “Luật chơi” được Hoa Kỳ vạch rất rõ: Các điều khoản sẽ được đàm phán trên cơ sở các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do đó, việc đàm phán thành công bản hiệp định này có một ý nghĩa quan trọng với Việt Nam, như một cuộc tập dượt thử sức trước khi bước vào sân chơi lớn toàn cầu là WTO.
“Hiệp định BTA chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhập quốc tế. Việt Nam chỉnh sửa, thay đổi hàng chục Luật, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ. Sau BTA, Việt Nam tự tin đẩy mạnh hội nhập sâu rộng, gắn cam kết quốc tế với cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách thể chế kinh tế” - TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM, nhận định.
BTA thúc đẩy một quá trình để Việt Nam từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử để hội nhập vào kinh tế thế giới.
Nội dung bài viết:
Bình luận