Hiện đại hóa hải quan là gì?
Với quá trình hội nhập hóa kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc hiện đại hóa hải quan là việc vô cùng quan trọng đối với các nước đã và đang phát triển. Tập trung vào xây dựng hải quan giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn; chấn chỉnh lại công tác quản lý cán bộ; triển khai và thực hiện tốt cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế hải quan một cửa quốc gia là yêu cầu trọng tâm của Đất nước đối với ngành Hải quan.
Với nhiều nổ lực trong thời gian qua thì ngành Hải quan được đánh giá cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến việc Hiện đại hóa hải quan là gì và những vấn đề liên quan.
1. Hiện đại hóa hải quan là gì?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Hải quan năm 201 thì Hiện đại hóa hải quan được quy định như sau:
“Điều 8. Hiện đại hóa quản lý hải quan
- Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.
- Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”
Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hải quan nói riêng càng được hiện đại hóa, được đánh giá khá cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, phát triển trang thiết bị tân tiến nhằm phục vụ cho ngành Hải quan cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong xuất nhập khẩu. Cụ thể:
2. Hiện đại hóa hệ thống thông quan
Quan điểm cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan trên nền tảng ứng dụng CNTT nhằm giải quyết một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hàng hóa XNK tăng mạnh qua từng năm. Đồng thời đi kèm với xu thế hội nhập cũng đặt ra những khó khăn, thách thức to lớn trong công tác giám sát, quản lý hải quan, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại…
Một trong những ứng dụng CNTT có tính chất đột phá chính là thời điểm thực hiện Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ từ ngày 1/4/2014.
VNACCS/VCIS đã mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với cộng đồng DN, nhất là tạo thuận lợi trong khai báo, thông quan hàng hóa, qua đó giúp giảm thời gian, chi phí cho DN… Với cơ quan Hải quan, điều đột phá của VNACCS/VCIS được nhắc đến nhiều hơn cả là giúp Hải quan Việt Nam hoàn thành được mục tiêu xây dựng một Hệ thống CNTT tập trung. Bởi trước đây, hệ thống CNTT tập trung ở đầu mối các cục hải quan địa phương khiến công tác quản lý, việc triển khai ứng dụng CNTT một cách thống nhất trong toàn Ngành gặp không ít khó khăn. Việc thực hiện thành công VNACCS/VCIS chính là nền tảng để ngành Hải quan triển khai các chương trình hiện đại hóa sau này theo mục tiêu phát triển do Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra.
3. Tích hợp công nghệ để cải cách
Với ngành Hải quan, từ khi đặt được nền móng về tập trung dữ liệu thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS, câu chuyện tích hợp công nghệ để cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan tiếp tục chuyển động không ngừng.
Đó là việc áp dụng mã vạch trong giám sát hải quan; phối hợp thu nộp thuế với ngân hàng thương mại qua phương thức điện tử 24/7; thực hiện e-Manifets… và gần đây nhất là áp dụng Hệ thống quản lý hải quan tự động. Điều này cho thấy mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và tích hợp các hệ thống với nhau theo tinh thần của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Hải quan đang được triển khai quyết liệt, hiệu quả.
Nói đến câu chuyện tích hợp, không thể không nhắc vai trò chủ công của ngành Hải quan trong thực hiện NSW, Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Với vai trò Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để Việt Nam là một trong 4 quốc gia đầu tiên trong khu vực kết nối ASW cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan vào tháng 9/2015. Đặc biệt, Cổng thông tin NSW đã kết nối được 11 bộ, ngành. Tính đến ngày 15/11/2018, đã có 130 thủ tục được đưa lên NSW, với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên 1,66 triệu bộ hồ sơ và trên 25.300 doanh nghiệp tham gia.
Thời gian tới, trước bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Hải quan Việt Nam sẽ đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi kết nối (Blockchain)… trong việc hiện đại hóa hải quan.
Như vậy, việc chủ động cải cách cũng như hiện đại hóa hải quan là một phần quan trọng trong việc hội nhập và phát triển đất nước. Với việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và tân tiến các trang thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động và quản lý hải quan sẽ mang lại hiệu quả lớn cho kinh tế nước nhà. Với những nổ lực đó thì trong tương lai có lẽ ngành Hải quan sẽ ngày càng phát triển để từ đó tạo thuận lợi trong thương mại, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về hiện đại hóa hải quan, mong rằng sẽ hữu ích với bạn!
Mọi vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua website của Công ty Luật ACC. Công ty Luật ACC luôn là đơn vị đi đầu hỗ trợ pháp lý trên toàn quốc, với hệ thống văn phòng luật sư tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành.
Nội dung bài viết:
Bình luận