Hết thời hiệu khởi kiện mới đưa tranh chấp ra Tòa án giải quyết là tình huống pháp lý thường gặp phải. Có phải lúc này Tòa án sẽ đương nhiên không thụ lý yêu cầu khởi kiện hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc hướng giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành: Điều các bên cần phải biết khi hết thời hiệu khởi kiện.
Điều các bên cần phải biết khi hết thời hiệu khởi kiện
1. Khởi kiện vụ án hành chính là gì?
Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính yêu cầu tòa án giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc.
Khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định: Người có quyền khởi kiện bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là “cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.”
Người bị kiện là “cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.”
2. Thời hiệu khởi kiện hành chính
Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định thời hiệu khởi kiện đối với vụ án hành chính như sau:
- 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
- 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
3. Điều cần phải biết khi hết thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện vụ hành chính được quy định tại Điều 116 LTTHC 2015. Theo đó, 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. Nếu trong thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm mà không khởi kiện không vì lý do khách quan thì mất quyền khởi kiện.
Mặc dù, LTTHC năm 2010 đã được LTTHC năm 2015 thay thế, Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011; Nghị quyết số số 01/2015/QN-HĐTP ngày 15/01/2015 và Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTPngày 30/6/2016 và các Văn bản hướng dẫn của đã quy định, hướng dẫn về nhận đơn khởi kiện, thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính nhằm bảo vệ quyền lợi ích của người dân khi khởi kiện các QĐHC, HVHC của các cơ quan, tổ chức công quyền nhà nước cũng như những cán bộ, công chức trong các hệ thống cơ quan, tổ chức công quyền thực thi nhiệm vụ công vụ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều Tòa án nhân dân địa phương vẫn còn lúng túng trong việc nhận đơn, thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính đã hết thời hiệu khởi kiện, trên đây là vụ việc cụ thể.
Mặc dù vụ án người khởi kiện đã biết rõ đã hết thời hiệu khởi kiện, nhưng người khởi kiện vẫn khởi kiện vụ án hành chính, Tòa án cấp có thẩm quyền phải xem xét đơn khởi kiện và thụ lý, giải quyết. Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ và xác định rõ vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, Thẩm phán mới ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Thông thường các đương sự tiếp tục kháng cáo quyết định đình chỉ trên. Chính vì vậy, vụ án sẽ kéo dài có khi lên đến nhiều năm vẫn chưa được giải quyết xong. Điều đó gây khó khăn cho công tác thụ lý giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ bị kiện phải đến Tòa án làm việc nhiều lần. Hiện nay, còn có nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều nhau về vấn đề trên.
Các quan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất cũng là quan điểm thực tế hiện nay đang được các Tòa án thực hiện: Việc TAND có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện, sau khi phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, nếu đủ điều kiện thụ lý vụ án thì phân công Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án, theo đó không xem xét về điều kiện thụ lý vụ án còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết thời hiệu khởi kiện để trả lại đơn khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện. Sau khi thụ lý sẽ tiến hành các bước tố tụng tiếp theo như: Thông báo thụ lý vụ án, triệu tập đương sự, thu thập các tài liệu chứng cứ, thẩm định tại chỗ, công khai chứng cứ và đối thoại... Trên cơ sở đó thì Thẩm phán xét thấy vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, sẽ căn cứ vào khoản 5 Điều 38, điểm g khoản 1 Điều 143 và Điều 144 LTTHC 2015, tự mình ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định này được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự. Trong thời hạn kháng nghị, kháng cáo thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị và các đương sự có quyền kháng cáo quyết định nêu trên.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc TAND có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện, sau khi phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, nếu qua xem xét đơn khởi kiện mà thấy vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện thì Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện căn cứ vào khoản 5 Điều 38, điểm a Điều 123 LTTHC 2015 sẽ “trả lại đơn khởi kiện” do người khởi kiện không có quyền khởi kiện vì hết thời hiệu khởi kiện. Đương sự có quyền khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện và Chánh án Tòa án cấp đó sẽ Quyết định phân công Thẩm phán xem xét đơn khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện với thành phần, gồm: Thẩm phán, Kiểm sát viên cùng cấp, Thư ký và đương sự có khiếu nại; để xem xét lại Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán có đúng không, từ đó ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại về việc thông báo trả lại đơn khởi kiện có khiếu nại.
Trường hợp 1: Nếu Thông báo trả lại đơn khởi kiện sai, thì chấp nhận đơn khiếu nại của người khởi kiện, buộc Tòa án phải thụ lý giải quyết.
Trường hợp 2: Nếu không chấp nhận đơn khiếu nại của người khiếu nại đối với thông báo trả lại đơn khởi kiện. Thì Thẩm phán ban hành quyết định giải quyết khiếu nại và người khởi kiện có quyền khiếu nại đối với Quyết định giải quyết khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án cấp đó, lên Tòa án cấp trên để Toà án cấp trên Quyết định, trên cơ sở quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thụ lý, giải quyết vụ án hành chính.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Việc TAND có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện, sau khi phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, nếu qua xem xét đơn khởi kiện dù biết rõ là đã hết thời hiệu khởi kiện, nhưng người khởi kiện nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ đầy đủ thì Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện vẫn phải thụ lý vụ án. Sau đó tiến hành các bước tố tụng tiếp theo như: Thông báo thụ lý vụ án; Triệu tập đương sự; Quyết định thu thập các tài liệu chứng cứ; Tiến hành thẩm định tại chỗ; Công khai tài liệu chứng cứ và đối thoại. Kết quả đối thoại không thành thì ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử, gồm: 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp theo thủ tục rút gọn ( 01 Thẩm phán) hoặc Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân, căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 116, điểm g khoản 1 Điều 143, khoản 2 Điều 165 Luật tố tụng hành chính 2015 Hội đồng xét xử ra Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Điều đó mới đảm bảo tính khách quan có sự giám sát của Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham dự phiên tòa.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Điều các bên cần phải biết khi hết thời hiệu khởi kiện. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận