Dịch vụ hành chính công là các hoạt động diễn ra trong dịch vụ nhà nước cung cấp, đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính. Nhằm phục vụ, hỗ trợ những quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản, những lợi ích chung thiết yếu của công dân và tổ chức. Qua đó càng đảm bảo tính chất sử dụng, tuân thủ quy định trong tham gia vào lĩnh vực hành chính nhà nước. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về hành chính công Đồng Nai thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
hành chính công Đồng Nai
1. Dịch vụ hành chính công là gì?
Dịch vụ hành chính công là các hoạt động diễn ra trong dịch vụ nhà nước cung cấp, đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính. Nhằm phục vụ, hỗ trợ những quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản, những lợi ích chung thiết yếu của công dân và tổ chức. Qua đó càng đảm bảo tính chất sử dụng, tuân thủ quy định trong tham gia vào lĩnh vực hành chính nhà nước.
Có hai hình thức tổ chức dịch vụ hành chính công:
+ Dịch vụ hành chính công do trực tiếp Nhà nước thực hiện.
+ Hoặc Nhà nước chuyển giao quyền hạn cho một số cơ sở ngoài Nhà nước tiến hành thực hiện.
Cả hai đều đảm bảo yếu tố quản lý, giá trị pháp lý trong hoạt động tổ chức đất nước.
Mục tiêu tổ chức cung cấp dịch vụ:
Hướng tới sự công bằng và hiệu quả trong công tác quản lý hành chính của nhà nước. Thể hiện các yêu cầu về hồ sơ giấy tờ, về thủ tục cũng như trình tự thực hiện dịch vụ hành chính. Và kết quả có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến nhu cầu khác của người dân. Nhà nước tham gia quản lý, giám sát và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân.
Theo đó, dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ công được thực hiện trong tổ chức nhà nước. Cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý hành chính. Nhằm hướng tới sự hiệu quả và công bằng xã hội. Đảm bảo phát triển toàn dân và toàn xã hội.
Ví dụ về dịch vụ hành chính công:
– Các dịch vụ được nhà nước trực tiếp cung cấp: Thủ tục cấp giấy khai sinh, thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, xử phạt hành chính, thanh tra hay kiểm tra hành chính,…
– Dịch vụ được cơ quan ngoài nhà nước thực hiện: Công chứng,…
Tất cả các hoạt động này đều nhằm quản lý nhà nước hiệu quả, có trật tự. Đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân hiểu, tuân thủ pháp luật.
2. Các loại hình dịch vụ hành chính công?
2.1. Hoạt động cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
Đây là hoạt động được ví như công cụ thừa nhận về mặt pháp lý quyền của chủ thể sẽ được các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện. Qua đó, các chủ thể cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục cũng như đảm bảo nguyên tắc tham gia sử dụng dịch vụ. Nhằm thừa nhận về mặt pháp lý quyền của các chủ thể phù hợp với quy định của pháp luật. Cũng như nhà nước thực hiện quản lý, tổ chức điều hành hiệu quả, chặt chẽ hơn các công dân.
– Giấy phép:
Là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động của chủ thể theo chính sách pháp luật. Để có được giấy phép, các chủ thể phải đảm bảo điều kiện nhà nước đưa ra, phải phản ánh nhu cầu bằng hình thức, thủ tục và trình tự được nhà nước quy định.
Nếu Nhà nước không kiểm soát được các hoạt động này có thể dẫn đến hậu quả khó kiểm soát được và có tác hại đến xã hội. Đặc biệt là thông qua giấy phép, việc quản lý, giám sát, xử phạt có căn cứ nhanh chóng tiến hành.
– Giấy phép hành nghề hay chứng chỉ hành nghề:
Là một loại giấy tờ chứng minh chủ thể này có đủ khả năng và điều kiện hoạt động ở một ngành nghề nhất định. Các nghề nghiệp này có tính chất đặc thù, phải đảm bảo cả về chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm nhất định.
Việc cấp giấy phép hành nghề ở một số lĩnh vực là nhằm bảo đảm cho sự an toàn và lành mạnh trong lĩnh vực nghề nghiệp. Để đảm bảo chất lượng hoạt động nghề nghiệp đối với quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của khách hàng. Nhất là ở một số lĩnh vực đặc biệt cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cao. Các nghề nghiệp này cũng có mức thu nhập lý tưởng, do đó mà nhiều thành phần chưa có giấy phép hành nghề cũng thực hiện nghề nghiệp trái phép.
2.2. Hoạt động cấp đăng ký và giấy chứng nhận:
Đây là nhóm dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ nhất, mang tính đa dạng trong nhu cầu và lĩnh vực thực tế. Liên quan đến hầu hết các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Trong dịch vụ này, cá nhân, tổ chức phải đăng ký với nhà nước các thông tin về:
+ Nhân thân;
+ Về tài sản hoặc về những hành vi;
+ Những sự kiện nhất định liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận bảo vệ trực tiếp quyền lợi của cá nhân, tổ chức. Nhà nước tiến hành quản lý, cung cấp dịch vụ và giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể. Các chủ thể thực hiện việc đăng ký vừa góp phần bảo vệ các bên liên quan trong các giao dịch.
2.3. Hoạt động công chứng, chứng thực:
Áp dụng đối với các hoạt động chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng giao dịch hay các văn bản, giấy tờ mà theo quy định của pháp luật phải công chứng, chứng thực.
Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức có liên quan xác lập thông qua hợp đồng, giao dịch, văn bản, giấy tờ. Cơ quan quản lý nhà nước cũng căn cứ trên công chứng, chứng thực để xác định giá trị pháp lý của tài liệu. Từ đó mà các nhu cầu tiếp cận, sử dụng dịch vụ, quyền lợi khác mới được bảo đảm.
Khi các giao dịch, hợp đồng, các văn bản, giấy tờ được công chứng, chứng thực thì phát sinh hiệu lực pháp lý. Do đó hoàn toàn xác định được các quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng, văn bản chính thức có hiệu lực ràng buộc các bên. Cũng như giúp nhà nước quản lý, giám sát, nghiên cứu để xác định các quyền và lợi ích hợp pháp.
2.4. Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước:
Các hoạt động này gắn với nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện. Nhà nước có nhiều nhiệm vụ cụ thể trong chức năng quản lý. Do đó các dịch vụ hành chính công là cơ sở, cách thức giúp nhà nước triển khai quản lý hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Vừa giúp người dân hiểu biết, tuân thủ pháp luật được bảo vệ quyền lợi chính đáng.
Đã là dịch vụ được một bên cung cấp, bên còn lại phải thanh toán các chi phí hợp lý. Các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính được nhà nước bảo đảm thực hiện. Hoạt động này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Nhất là trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân. Bởi vậy mà các khoản thu giúp nhà nước có nguồn ngân sách ổn định.
Ngân sách này có thể sử dụng để duy trì, tổ chức sử dụng trong hoạt động của BMNN. Cũng có thể được sử dụng trong các dịch vụ công khác.
3. Đặc trưng của dịch vụ hành chính công
Một số đặc trưng của dịch vụ hành chính công tại Việt Nam như là:
– Đầu tiên đó là dịch vụ hành chính công phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước.
Dịch vụ hành chính công là các dịch vụ mà nhà nước khuyến khích và bắt buộc người dân phải thực hiện. Nhà nước tham gia quản lý ở tất cả phương diện, khía cạnh trong nhu cầu trao đổi, giao dịch của người dân. Nhằm đảm bảo sự an toàn và trật tự của toàn xã hội.
Các loại giấy tờ mà công dân và tổ chức đến xin cấp không phải xuất phát từ nhu cầu của bản thân họ mà nó xuất phát từ trong các quy định mang tính chất bắt buộc do nhà nước ban hành. Họ triển khai các nhu cầu thông qua sử dụng dịch vụ hành chính công. Từ đó mà quyền lợi được nhà nước bảo vệ.
Số lượng người sử dụng các dịch vụ hành chính công càng nhiều thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý của nhà nước được hoàn thành tốt hơn.
– Tiếp đó, dịch vụ hành chính công là các hoạt động không nhằm mục đích vụ lợi.
Lệ phí cho một số dịch vụ cũng được quy định cụ thể để thống nhất áp dụng. Số tiền này sẽ nộp vào ngân sách của nhà nước.
Mức lệ phí trên được đặt ra nhằm tạo sự công bằng giữa người không sử dụng dịch vụ và người có sử dụng dịch vụ. Các dịch vụ được nhà nước cung cấp, do đó việc thanh toán các chi phí hợp lý là cần thiết. Nhằm đảm bảo các dịch vụ đó được nhà nước tiếp tục triển khai đến người dân.
– Gắn liền với quyền lực pháp lý, chủ yếu được các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện:
Những dịch vụ này chỉ có thể do cơ quan quản lý hành chính của nhà nước thực hiện hoặc cơ quan được nhà nước trao thẩm quyền. Các dịch vụ được cung cấp khi đó mới hợp pháp và có giá trị pháp lý.
– Công dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ có quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định chung:
Mọi công dân với tư cách là đối tượng được phục vụ của chính quyền thì đều có quyền ngang nhau. Họ có quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng với các nhu cầu được triển khai.
Các cán bộ trong cơ quan của nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ cho mọi công dân, không được phân biệt giữa các nhóm đối tượng. Từ đó triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của cơ quan hành chính nhà nước. Đặc biệt là không được thu các khoản phí trái quy định trong hoạt động quản lý nhà nước.
4. Trung tâm dịch vụ hành chính công Đồng Nai.
Vị trí và chức năng trung tâm hành chính công Đồng Nai
- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Trung tâm) trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
- Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trung tâm có chức năng là cơ quan đầu mối tập trung thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, tổ chức giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tham mưu các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hành chính.
Quyền hạn trung tâm hành chính công Đồng Nai
a) Trung tâm hành chính công Đồng Nai có quyền từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý hồ sơ đến hạn hoặc quá thời hạn giải quyết, kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp giải quyết hồ sơ quá hạn so với quy định.
b) Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm hành chính công Đồng Nai; trực tiếp trao đổi với các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cho các tổ chức, cá nhân.
c) Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của các hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống này.
e) Thực hiện các quyền hạn khác được Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Và nhiều quyền hạn khác đã được quy định theo pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận