Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong pháp luật Việt Nam 2024

Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng là quan hệ bình đẳng, do đó khi ly hôn thì vợ và chồng cũng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đảm bảo việc thực hiện chức năng của một người mẹ và để đảm bảo cho đứa con, pháp luật đã quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Hạn Chế Quyền Yêu Cầu Ly Hôn

1. Ai có quyền yêu cầu ly hôn

Căn cứ vào quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn bao gồm:

  • Vợ hoặc chồng hoặc cả hai người.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn nếu một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành thì vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ người vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ và nhằm bảo vệ quyền lợi của đứa con, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng như sau: “ Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Từ quy định trên, một số phân tích quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn như sau:

Thứ nhất, người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với tư cách nguyên đơn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. 

Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đối với người chồng sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kỳ mang thai, sinh con hoặc không nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, trong trường hợp người vợ đã bị sảy thai thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hồi.

Thứ hai, quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không áp dụng đối với người vợ. 

Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người vợ có quyền yêu cầu ly hôn nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã quá sâu sắc, mục đích hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. 

Thứ ba, quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được áp dụng ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai không phải là con ruột của người chồng. 

Như vậy, trong trường hợp người chồng phát hiện vợ ngoại tình và đứa con vợ mình đang mang thai, mới sinh hay dưới 12 tháng tuổi không phải là con của mình thì vẫn không được quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Thứ tư, quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có áp dụng trong trường hợp người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi? 

Hiện nay, vẫn chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng không nên hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi người vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi, vì người vợ không bị tổn hại sức khỏe, tâm lý không bị ảnh hưởng nhiều nên người chồng có quyền yêu cầu ly hôn. 

Có quan điểm cho rằng cần hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp này vì xét mối tương quan giữa Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nếu cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con sơ sinh thì người chồng cũng nên bị hạn chế quyền ly hôn đối với trường hợp nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi. 

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Ly hôn là gì?

Theo khái niệm được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3.2. Có hình thức ly hôn nào? 

Hiện nay, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có hai hình thức ly hôn, đó là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Ly hôn thuận tình là trường hợp hai bên vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết việc ly hôn, thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Ly hôn đơn phương là trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu giải quyết ly hôn hoặc trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu giải quyết ly hôn.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn mà ACC muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân gia đình hoặc cần một dịch vụ luật sư uy tín hỗ trợ bạn thực hiện việc ly hôn, hãy liên hệ ACC để được chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo