Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thế nào?

Trong quá trình đầu tư xây dựng tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ một loạt các quy định pháp luật. Tuy nhiên, với sự phức tạp của các văn bản luật, việc hiểu rõ và áp dụng chúng có thể gặp khó khăn. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã biên soạn bài viết Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thế nào? nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cần thiết về pháp lý, giúp nhà đầu tư nắm vững quy trình và đảm bảo tuân thủ đúng quy định.

Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thế nào?

Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thế nào?

1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Theo quy định tại Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài có 3 trường hợp như sau:

“1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).

Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.”

2. Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thế nào?

2.1. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Về hồ sơ sẽ được quy định tại khoản 1 Điều 104 Nghị định 15/20221/NĐ-CP, Nhà thầu nước ngoài có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện gồm những giấy tờ như sau:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo Mẫu số 01, Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định này;
  2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
  3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
  4. Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu);
  5. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
  6. Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;
  7. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.

Lưu ý:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải làm bằng tiếng Việt.

- Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự.

- Các giấy tờ, tài liệu (2), (3), (5) và (6) nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.2. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Nhà thầu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo thẩm quyền.

Hình thức nộp hồ sơ: Nhà thầu có thể lựa chọn nộp hồ sơ qua một trong các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại cơ quan nhà nước;
  • Qua dịch vụ bưu chính;
  • Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép (nếu có);

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng về Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng

Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng (bao gồm cả giấy phép điều chỉnh) cho nhà thầu nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thì cơ quan có thẩm quyền cấp là Sở Xây dựng thuộc địa phương nơi nhà thầu nước ngoài dự kiến đặt văn phòng điều hành.

4. Thời hạn và lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

4.1. Thời hạn cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định này xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 104 Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.

4.2. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài 

Khi nhận Giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể được quy định tại Thông tư 38/2022/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư.

  • Mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi: - Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ. - Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.
  • Mức thu lệ phí cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí tại điểm a khoản này.

5. Câu hỏi thường gặp 

5.1. Nhà thầu nước ngoài gồm những đối tượng nào?

Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.

5.2. Nhà thầu nước ngoài có cần giấy phép hoạt động xây dựng để thi công tại Việt Nam?

. Nhà thầu nước ngoài phải có giấy phép hoạt động xây dựng do Sở Xây dựng cấp mới được thi công công trình tại Việt Nam.

5.3. Thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là bao lâu?

Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, việc cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài không chỉ là quy trình pháp lý mà còn là bước quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của các dự án xây dựng tại Việt Nam. Qua bài viết này, hy vọng những thông tin cung cấp sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn về quy trình này và từ đó, thực hiện các hoạt động xây dựng một cách bền vững và hợp pháp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo