Cụm từ giấy phép láy xe thì không còn quá xa lạ đối với người dân hiện nay, do hầu hết mọi người dân có sở hữu phương tiện là các loại xe có động cơ máy thì đều bắc buộc phải có giấy phép láy xe do cơ quan có thẩm quyền cấp thì mới đủ điều kiện sử dụng phương tiện xe các loại có động cơ máy để tham gia giao thông.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm cụ thể về giấy phép lái xe. Tuy nhiên, căn cứ trên những quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép láy xe thì có thể định nghĩ giấy phép lái xe như sau:
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 (tình trạng còn hiệu lực)
Giấy phép lái xe là gì? Các loại giấy phép lái xe hiện nay
1. Giấy phép lái xe là gì?
- Có thể hiểu giấy phép lái xe là một lại bằng hoặc chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân có đủ điều kiện về độ tuổi, sức khoẻ, trình độ văn hoá theo quy định, đã qua đào tạo, và vượt qua quá trình sát hạch theo quy định của cơ sở đào tạo, sát hạch.
Mở rộng thêm:
+ Đối với người hành nghề lái xe: Giấy phép lái xe cũng có thể được hiểu là một “chứng chỉ hành nghề” của tài xế. Nếu không có giấy phép lái xe thì tài xế không thể hành nghề.
+ Đối với người không hành nghề láy xe: Giấy phép lái xe được xem là một loại giấy tờ cá nhân bắc buộc một khi họ sở hữu, sử dụng phương tiện xe có động máy để tham gia giao thông.
2. Các loại giấy phép lái xe hiện nay
Pháp luật Việt Nam quy định về các loại giấy phép láy xe hiện nay như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. có
- Giấy phép lái xe hạng A2: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
- Giấy phép lái xe hạng A3: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
- Giấy phép lái xe hạng A4: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
- Giấy phép lái xe Hạng B1: số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.
- Giấy phép lái xe hạng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Giấy phép lái xe hạng B2: cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
- Giấy phép lái xe hạng C: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
- Giấy phép lái xe hạng D: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
- Giấy phép lái xe hạng E: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
- Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
- Giấy phép lái xe hạng F: cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
+ Giấy phép lái xe hạng FB2: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
+ Giấy phép lái xe hạng FC: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
+ Giấy phép lái xe hạng FD: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
+ Giấy phép lái xe hạng FE: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
- Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định như đối với Giấy phép lái xe cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi kể, cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C và Giấy phép lái xe hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
Trên đây là quy định về các Giấy phép lái xe, ACC gửi đến các bạn đọc tham khảo để có cái nhìn rõ hơn về Giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nội dung bài viết:
Bình luận