Thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2023

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu trở nên vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu càng thực sự có ý nghĩa trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.

Do đó, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, phần lớn tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh xuất khẩu lại chưa rõ về thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu như thế nào. Trong khuôn khổ bài viết này, Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc về thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Năm 2023

 1. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Theo Điều 27 Luật Thương mại 2005 và khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017, xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế (hoạt động ngoại thương). Theo đó:

- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005)

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005).

Như vậy, kinh doanh xuất nhập khẩu là việc tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua việc đưa hàng hóa từ Việt Nam ra các quốc gia khác hoặc đưa hàng hóa từ các quốc gia khác về Việt Nam và nhằm mục đích sinh lời.

>>>>>>>Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

2. Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu

Theo Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu.

Theo đó, pháp luật quy định chi tiết về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu thì pháp luật cũng đặt ra những điều kiện để kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh những điều kiện về thành lập doanh nghiệp nói chung, điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu còn bao gồm những điều kiện sau:

- Doanh nghiệp không được kinh doanh ngành nghề, sản phẩm cấm xuất nhập khẩu.

– Đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu theo điều kiện, giấy phép thì doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về giấy phép.

Ngoài ra, để được kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Vậy thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

>> Xem thêm cách thức để cá nhân nhập khẩu hàng hóa qua bài viết Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá nhân 2021 của ACC.

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh.

Do đó, bên cạnh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp để kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được thực hiện được việc kinh doanh xuất nhập khẩu với từng mặt hàng cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu và sau đó thực hiện xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu với những mặt hàng yêu cầu có giấy phép xuất nhập khẩu.

Trong bài viết này, Luật ACC sẽ tìm hiểu thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung (thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp).

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Các loại hình cụ doanh nghiệp đó là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Chẳng hạn, đối với kinh doanh xuất nhập khẩu theo loại hình công ty hợp danh thì cần chuẩn bị hồ sơ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách thành viên;

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Bước 2: Thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền

Người thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong những phương thức sau đây:

- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Xem xét, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (hồ sơ đăng ký doanh nghiệp)

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. 

  • Bước 4: Cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) khi có đủ các điều kiện:

- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Vậy là thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (thủ tục thành lập doanh nghiệp) đã hoàn thành. Để xuất nhập khẩu mặt hàng cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các điều kiện xuất nhập khẩu của mặt hàng đó, xin giấy phép xuất nhập khẩu (đối với trường hợp mặt hàng đó phải có giấy phép xuất khẩu) và thực hiện thủ tục hải quan là có thể thực hiện xuất nhập khẩu thành công.

4. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trọn gói tại Luật ACC

4.1. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Luật ACC có lợi ích gì?

Chúng tôi tư vấn dịch vụ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn đầu tư kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và tư vấn xin giấy phép kinh doanh nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

4.2. Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Luật ACC?

Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email. 

Sau khi tư vấn các trình tự, thủ tục để xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan cần có trong hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và gửi đến bạn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected]. Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (790 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo